GIA

PHẢ

TỘC


(Chi
đệ
Tam
-
Sơn
Thịnh)
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
TÀI SẢN, HƯƠNG HỎA, GHI CHÚ
NHÀ THỜ ĐẠI TÔN HỌ LÊ A. Di sản

I.LĂNG TẨM.
xây dựng tại rú nại- Sơn Thịnh, Hương Sơn, trên lăng tẩm có bia khắc chữ "Lê Triều Thượng Tướng".

II. LĂNG TRÀNG HỌC.
Được xây dựng tại thôn Thịnh Văn-Sơn Thịnh, Hương Sơn- Hà Tĩnh, còn một bức hoành phi khắc chữ:" Giáo sư tôn".

III. NHÀ THỜ.
Được xây dựng tại thôn Thịnh Trường- Sơn Thịnh, Hương Sơn . Nhà thờ có 3 cấp"thượng điện, trung điện và hạ điện".

1. KIẾN TRÚC: -Thượng điện, trung điện và hạ điện là những nhà gỗ, chất liệu bằng gỗ mít, ba gian kiến trúc được chạm trỗ theo truyền thống cũ.
- cả thượng điện, trung điện và hạ điện đều được xây dựng từ thời kỳ triều đình ban sắc xây dựng năm 1646 " Duy tân niên thập nguyệt sơ bát nhật và Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngụ nhất- ban sắc: Hà Tĩnh tỉnh - Hương Sơn huyện-Thịnh Xá thôn- Phụng sự Bích ẩn hiện linh...".

2. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ KHUÔN VIÊN.
Đền thờ xây dựng tại thôn Thịnh Trường-xã Sơn Thịnh-huyện Hương Sơn. Với diện tích hiện có khoảng 3000 m2; phía Bắc, Tây, Đông giáp dân cư đều là con cháu trong dòng họ; Phía Đông giáp đất trồng màu. Khuôn viên đền thờ phần cổng đều có hai cột nanh cao chừng 7m, trên cột có hai con Nghê, được bảo tồn nguyên vẹn từ khi xây dựng đền đến nay. Sau này con cháu họ Lê xây dựng thêm tường rào bao quanh.

3. DI VẬT CÒN GIỮ TẠI NHÀ THỜ:

- Một bức hoành phi khắc chữ " công thần từ". thời điểm làm hoành phi được ghi bên góc hoành phi " thành thái Bính ngọ đông"
dịch nghĩa Hán Việt: Đền thờ công thần từ triều đình đến; mùa xuân năm Bính ngọ Thành Thái.

- Một câu đối trên thượng điện "Danh ấn quang nhật nguyệt- công đức tải càn khôn"
dịch nghĩa Hán Việt: tiếng tăm cụ rạng sáng rực rỡ như mặt trăng, mặt trời- công đức lớn trời đất (càn khôn) mới chứa hết.

- Câu đối thứ nhất phía ngoài cửa nanh khắc chữ: "Thượng tướng Kế Liệt Hầu vĩ tích chương chương tiêu phố giang sơn cao địa vọng- trung huân lịch phong tặng, đại danh hách hách, hòa đạo miêu duệ tử môn phong".
dịch nghĩa Hán Việt: Thượng tướng là chức vụ.
Kế Liệt Hầu là tước do triều đình phong.
Tiêu là địa danh tú chuối xưa ở xã Sơn Ninh.
Phố Giang Sơn cao địa vọng là sông Phố và núi rừng Hương Sơn che chở.
Nhà Lê Trung Hưng tặng sắc phong.
Đại danh là danh tiếng.
Hách hách là trên dưới khâm phục tôn kính.
Truyền cho con cháu họ Lê lập nhà thờ để phụng sự.

- Câu đối thứ hai ở ngoài cột cửa nanh khắc chữ :"Trụ lập kinh thiên bích ấn, thiên thu chu vượng khí- Môn thâm như hải, mạ giang nhất mạch tố lai nguyên".
dịch nghĩa Hán Việt: Địa vị, danh vọng của ngài cao ngất trời mà "bích ấn" trả lại cho triều đình, ngàn năm con cháu được hưởng tài lộc
Nhìn sâu thấy rộng như biển cả, Nhất mạch, một lòng với nước với dân dài như sông mã.

- Câu đối thứ ba ở ngoài cột cửa nanh khắc chữ: "Qua tất xứ nhập tất thức"- Nội di trực ngoại di phương".
dịch nghĩa Hán Việt: Qua ắt phải đạo, vào đây ắt phải hiểu
Bề trong phải thẳng thắn, bề ngoài phải vuông vắn.

- Một cây cờ vĩ, một bên thêu chữ "hoàng triều sắc phong" và một bên thêu chữ "Lê triều Thượng Tướng".
dịch nghĩa Hán Việt: Cụ Lê Mậu Tài được triều đình sắc phong chức tước là Lê Triều Thượng Tướng.

- Một kiệu sơn son thiếp vàng, loại dành riêng cho hoàng thân quốc thích của triều đình thời kỳ này.

- Một cái bia ghi tên tuổi cụ Lê Mậu Tài "Thượng Tướng Kế Liệt Hầu".

- Một bộ linh tọa, 9 bộ giá gương.

- Hai dàn đao liếm, áo mạo tế thần.

- Một cái trống, hai cái chiêng.

- Hai lư hương bằng đá thanh.
4, NHÀ THỜ CHI ĐỆ TAM
Nhà thờ chi đệ tam được xây dựng tại xóm Thịnh mỹ , xã Sơn thịnh , Huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh trong cùng khuôn viên của gia đình ông Lê Bản .
Tộc trưởng kế vị là Ông Lê Cường . Hàng năm cứ đến ngày 20 tháng 2 âm lịch là con cháu về giỗ cụ Lê văn Đường .

B. TƯ LIỆU VĂN, SẮC.

1. Gia phả họ Lê xã Sơn Thịnh lập bằng chữ Hán, hiện còn lưu giữ tại Hội đồng gia tộc họ Lê.

2. Gia phả Phạm Lê xã Sơn Tiến lập tái bản còn lưu giữ tại hội đồng gia tộc họ Phạm Lê.

"cả hai gia phả nói trên đều ghi cụ tổ Lê Mậu Tài đỗ tiến sĩ khoa Bính tuất năm 1646 và được bổ dụng làm tể tướng của triều đình".

3. Lời khấn trong tế lễ tổ do ông cử nhân Lê Văm Đàm lập bằng chữ Hán, lập cuối thế kỷ 18, có ghi "Bích ấn phúc thần, lại bộ viên ngoại lang, vinh lộc đại phu", hiện còn lưu giữ tại nhà thờ.
dịch nghĩa Hán Việt: Bích ấn phúc thần là người giữ tước bích hoàn trả lại chức tước và ấn cho triều đình.(triều đình ngày xưa chia ra 5 tước, mỗi tước được cầm một thứ bích, bích trong việc phong tước được hiểu là tước này quý như ngọc bích)
Trả lại chức tước cao trọng cho triều đình và nhận chức Lại bộ viên ngoại lang. Nhưng vinh lộc được hưởng như địa phu như chức tước cũ.(Nghiên cứu từ điển Hán -Việt của tác giả Thiên Chửu- NXB TP HCM 1997, trang 395).

- Bản sắc bằng chữ Hán do triều đình ban thời Duy Tân. "Dịch: Hà Tĩnh tỉnh, Hương Sơn huyện, Thịnh Xá thôn- phụng sự bích ấn hiển linh, chỉ thần nậm trứ linh ứng hương- Lai vị hữu dư phong tự kim phi thừa trậm mạnh duyên- Niệm thần hưu trứ phong vi dực bảo trung hương linh- phù chi thần chuẩn y cựu phụng sự thần tể tướng- hộ bảo họ Lê dân- Khâm tại- Duy Tân niên thập nguyệt sơ bát nhật".

- Bản sắc hương bằng chứ Hán do triều đình ban thời Khải Định," dịch sắc: Hà Tĩnh tỉnh, Hương Sơn huyện, yên ấp xã Thịnh Xá thôn tòn tiền- phụng sự nguyên tằng dực bảo Trung Hưng Linh phù bích ấn hiên linh Lê triều triệt tiết- Tuyên lực công thần đặc tiến kim tử, vinh lộc đại phu, bích ấn linh ứng tiết mông ban cấp sắc phong chuẩn hứa phụng sự tứ kin thức, trậm tứ tuấn đại khánh tiết kim ban, bảo chiếu hỷ an lệ phong đăng trật, trứ gia tặng đoan, trúc tôn thần đặc chuẩn phụng sự dũng chí quốc khánh nhi thân tự điển khâm tại. Khải định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngụ nhật".

- Trích gia phả họ Nguyễn Mậu ở Kim Sơn- Gia Lâm- Hà Nội.
Theo danh mục ký hiệu A943, trang 68, mục 4740 Kim Sơn gia sản. Di sản Hán nôm Việt Nam thư mục đề yếu tập II do giáo sư Trần Nghĩa viết- NXB khoa học xã hội, Hà Nội 1993: 1740- Kim Sơn Gia phả Nguyễn Mậu Tài biên tập và viết tựa năm Chính hòa canh tý 1691. Nguyễn thư chép một bản viết tay 136 trang 30x20 một tựa chữ nôm A943: Gia phả họ Nguyễn ( trước là họ Lê) ở Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội có người trong dòng họ đỗ đại khoa như Nguyễn Mậu Tài, Nguyễn Duy Niên, Nguyễn Mậu Thịnh, Nguyễn Mậu Dị... Bảng kê tên những người đồng khoa với số người trên thơ văn, người trong họ. Nguyễn Mậu Tài (1616-1688) xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội, năm 1976 phụ trách thi cử. Kim Sơn gia phả do Nguyễn Mậu Tài biên tập viết tựa- tước: Kế Liệt Hầu.

- Trích khâm định việt sử thông giám dương mục (tập 2).
Trang 330: quý sửu, năm thứ 2 (1672) Thanh Khang Hy thứ 12- tháng 3, mùa xuân, sai sứ thần sang nhà Thanh. Chánh sứ: Nguyễn Mậu Tài và Hỗ Sỹ Dương ( Mậu Tài người xã Kim Sơn- huyện Gia Lâm, đô tiến sỹ Bính tuất 1646).
Trang 339: tháng 10, mùa đông, bổ dụng binh bộ Thượng Thư Nguyễn Mậu Tài làm quan phó đô ngự sử, sau vì có công phụng mạng đi sứ được thăng thượng thư Bộ Hình. Đến nay tham tụng Vũ Duy Chí thôi làm quan về nghỉ hưu, nên Mậu Tài được thăng thương thư bộ binh.

- Trích Khâm việt sử ký khâm mục(Tự Đức viết 28 năm).
Trang 330 dòng 11: Nguyễn Mậu Tài làm chánh sứ.
Trang 339 dòng 3 : tháng 10 năm 1676, Nguyễn Mậu Tài được bổ dụng tể tướng thượng thư bộ hình, sau đó làm thượng thư bộ binh.
Trang 348 dòng 5: Tháng 8 năm 1682 Nguyễn Mậu Tài thôi chức trả ấn cho triều đình, do bất hòa trong triều đình"... Trịnh Tạc thì thấy Nguyễn Mậu Tài là quan công minh, nhưng Dương Tam thì lại có ý kiến cần phải thay.. nên cụ được thôi chức làm quan nhỏ hơn nhưng vẫn được hưởng vinh lộc như chức cũ.


Gia Phả LÊ (Chi đệ Tam - Sơn Thịnh)
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc LÊ (Chi đệ Tam - Sơn Thịnh).
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc LÊ (Chi đệ Tam - Sơn Thịnh)
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.