Nghĩa trang thôn Cầu Đọ, nay đã chuyển về Nghĩa trang làng Canh
Sự nghiệp, công đức, ghi chú
Cụ người chăm học, chữ viết già giặn, cụ học vào hàng xuất sắc, dự thi nhiều kỳ, có kỳ được vào đến Tam trường, văn có kỳ được phê bình hạng. Cụ là con quan có quyền khai Ấm sinh để tiến thân, nhưng cụ không chịu khai, vì tin tưởng có thể rất được khoa bảng, các cụ nhà Nho thường lập chí “Tiến vi Quan, đạt vi sư” nên cụ vừa học thi vừa học thuốc. Thi chữ Nho bỏ, cụ làm thầy thuốc. Sách gì cụ cũng đọc, nhà đầy mấy tủ sách nho y lý, số.... Cụ là bậc danh y, cụ có soạn được 1 quyển sách thuốc chữa sốt và sản phụ, dựa trên tài liệu của Trung Quốc, của cụ Hải thượng Lãn ông và dựa trên nhưng kinh nghiệm của một số cụ Đông y đã được đọc.
Cụ cử nhân, án sát Nguyễn Duy Nhiếp cps làm bài thưo chữ nho bát cú mừng cụ, cụ thể như sau:
Nhã tín ngô châu nguyệt đán bình
Cao môn dịch diệp tố phương thanh
Hạnh lâm hoa khí xâm thư hoàng
Lệ ngạc văn điều, dẫn tửu quynh
Ngẫu hướng thị chiền thông tính tự
Hữu thời đàm tiếu ấp công khanh
Kiếm hồ vân thủy, Tây hồ nguyệt
Tranh tự tiên sinh đạm bạc tình
Đại khái nghĩa là:
Ca tụng cụ là con nhà dòng dõi có tiếng
Thầy thuốc giỏi, đi tới đâu, được nhiều người biết đến
Có lúc cùng các công khanh chuyện trò
Có lúc dạo chơi trăng Tây hồ, đối với công khanh cụ thờ ơ
Khi còn trẻ, cụ gập nhiều bước gian nan vất vả, vì là thời loạn Tây, thời cờ đen, cờ vàng. Năm cụ 33 tuổi, cụ bà mất, cụ vừa học để thi, vừa học thuốc, phải nuôi 3 con nhỏ. Con trai thứ ba mất năm lên 3, con trai thứ hai mất năm lên 7, con trai nhớn lên đậu rất nặng tưởng chết, thời gian này cụ nhạc phải cho em cụ bà đến trông nom cháu trong khi lên đậu. Hết chở cụ cà, cụ lấy cụ hai. Trong 7 năm đầu cụ hai sinh được 2 người con trai và 1 người con gái. cụ lo cưới cho con trai lớn năm 12 tuổi, cưới gửi rể, rồi cụ để cụ bà ở nhà làm ruộng, cụ cùng 2 con trai nhỏ ra Hà Nội làm thuốc ở nhà người quen trên phố hàng Ngang
Khi ra làm thuốc, cụ phải đi vay cụ Thím họ được 4 đồng để làm vốn. Cháu ruột cưới cụ mừng 1 đồng, còn lại 3 đồng làm vốn mua thuốc và tiền ăn hàng ngày
Bước đầu đã làm gì có nhiều khách, có lần gạo ăn chỉ đủ cho 2 con ăn trong ngày, cụ nhịn, nhường cho con ăn. Chủ nhà hôm đó có giỗ, họ mời cụ sơi cỗ, cụ nhất định từ chối, cụ ăn cỗ sợ người nhà họ cười, vì họ biết cụ hết gạo.
Trời không để cụ phải đói, chiều hôm đó cậu ruột cụ bà cả ở tỉnh xa về Hà Nội chơi, lại thăm cụ, cho cụ đi ăn và giúp đỡ ít tiền
Thời kỳ Trời mở vận may cho cụ. Ở bên tỉnh Bắc, một nhà có người bịnh nặng, đón cụ sang chữa, sau khi coi mạch, họ hỏi cụ có khỏi được không? cụ trả lời được và cho thuốc uống, mấy hôm sau, họ lại đón cụ sang, lúc đó người bịnh đã mê man và chờ chết, cụ lại xem mạch, xem xong cụ yêu cầu nhà chủ đi mua ngay mấy vị thuốc, trong số người nhà có người nói “Mua thuốc về để đổ xuống đất ư?” Cụ trả lời “Nếu bịnh nhân mà chết tôi sẽ bỏ nghề thuốc về quê làm ruộng, nhà chủ cứ cho đi mua gấp ngay” họ bàn nhau 1 lúc, họ cũng cho người đi mua về đưa cụ. Cụ thái đun và cậy mồm người ốm đổ thuốc vào, khoảng 1 giờ sau, người bịnh dần dần hồi tỉnh, ít hôm nữa đi lại được, rồi khỏe. Người này bị tắc đờm nên mê manm khi cụ cho thuốc hạ đờm thì hồi tỉnh. từ hôm chữa khỏi bịnh nhân này, tiếng đồn ông Lang cải tử hoàn sinh vang đi các nơi, khách tới lấy thuốc xin đơn ngày một nhiều lên
Trong thời gian cụ làm thuốc ở Hà Nội, cụ dọn nhà đi mấy nơi, hàng Ngang, hàng Gai, hàng Thiếc, hàng Đàn
Khách lấy thuốc của cụ thường theo suốt đời, tết tháng 5 tết lớn, khách đem biếu nhiều lắm, Khi cụ về quê an dưỡng tuổi già, vẫn còn một số người nhớ ơn cứu mạng đem biếu quà tết, có người mời cụ đi xa chữa thuốc.
Cụ là người có hiếu, thật thà, vui vẻ, tính hay thương người. Khách lấy thuốc nếu nghèo cụ chỉ lấy mấy xu hồi đó 1 thang, nghèo quá cụ cho không, đêm hôm có ai bịnh mời là cụ đi ngay.
Ngày tảo mộ ở nhà thờ Tiểu tôn, ngày 14 tháng giêng, con cháu tham gia ít, vì bận phải đi kiếm ăn, cụ thấy vậy liền cùng 1 sào ruộng lấy hoa mầu hàng năm mua cá thịt làm vài mâm cỗ cho hôm đó, trước cúng, sau ai đi tảo mộ về được ăn cỗ, cho nên từ khi cụ cúng ruộng hàng năm ngày tảo mộ được nhiều con cháu tham dự.
Năm 63 tuổi, cụ thấy sức khỏe kém sút, cụ về quê nhà an dưỡng, cụ vẫn tiếp tục đọc sách, trồng cây cảnh, thỉnh thoảng ở tỉnh xa có người về đón cụ đi chữa thuốc. cụ cũng đi
Trong khi làm thuốc, cụ đào tạo được 4-5 học trò học thuốc ở Vĩnh Yên về học. Hàng năm các học trò cụ về quê thăm sứuc khỏe cụ, họ ăn ở trung hậu, nhớ công ơn thầy.
Cụ có 4 cụ bà.
Liên quan (chồng, vợ) trong gia đình
Tên
Phạm Thị Từ Tâm (cụ cả) (Nữ)
Tên thường
Tên tự
Ngày sinh
năm Ất Mão 1855
Thụy hiệu
Hưởng thọ
33
Ngày mất
1887
Nơi an táng
Nghĩa trang thôn Kim Hoàng
Sự nghiệp, công đức, ghi chú
Cụ là con gái cụ Tú ở làng Đông Ngạc (làng Vẽ)
Cụ là người sinh ra cụ Bùi Xuân Hộ
Đêm ngày 18, rạng ngày 19/11 năm Quý dậu bà Bùi Thị Quế (đời thứ 16) đã chuyển mộ cụ về nghĩa trang làng Canh
Tên
Nguyễn Thị Kề (cụ hai) (Nữ)
Tên thường
Tên tự
Ngày sinh
1868
Thụy hiệu
Hưởng thọ
53
Ngày mất
1920
Nơi an táng
Xứ Mỏ Sẻ thôn An Trai, cách ngã tư Canh khoảng 200m
Sự nghiệp, công đức, ghi chú
Cụ người làng Lại Yên, huyện Đan Phượng
Cụ chuyên làm ruộng, tính hay thương người, làm ăn rất xiêng năng cần mẫn, cụ là người ít nói
Cụ sinh ra các cụ sau:
1/ Cụ Bùi Xuân Tiễu
2/ Cụ Bùi Xuân Phương
3/ Cụ Bùi Xuân Thanh
4/ Bùi Thị Tư
5/ Bùi Thị Năm
6/ Bùi Thị Doanh
7/ Bùi Thị Loan
Tên
Nguyễn Thị Hựu (cụ ba) (Nữ)
Tên thường
Tên tự
Từ tính
Ngày sinh
1882 Nhâm Ngọ
Thụy hiệu
Ngày mất
24/6 năm Ất Mão 1915
Nơi an táng
mộ ở đồng thông, xây gạch hình chiếc ngai, cách mộ cụ cả 1 thửa ruộng
Sự nghiệp, công đức, ghi chú
Cụ chuyên làm ruộng và dệt cửi, tính chăm làm lắm, và cụ là người hiền lành </P><P>Cụ sinh được 1 người con trai là Bùi Xuân Thuần, 1 người con gái là Bùi Thị Dung tức Nam Ký
Hình ảnh mộ cụ ở cánh đồng Thông
Năm 2016 mộ cụ đã được quy tập về nghĩa trang Vân Canh cùng với các cụ con cháu của Cụ
Tên
Trần Thị Huệ (cụ tư) (Nữ)
Tên thường
Tên tự
Ngày sinh
1900
Sự nghiệp, công đức, ghi chú
Cụ vào Nam làm ăn trước khi cụ ông mất, không rõ nay cụ còn hay đã mất (thời điểm viết gia phả)
Cụ sinh được 1 người con trai là Bùi Xuân Liên năm Nhâm tuất 1922, Năm 1954 Chính quyền ta về thấy cụ có bịnh cho đi chữa ở xa, tiếp sau là chiến sự, không biết cụ còn sống hay đã mất, khi đó vợ con chưa có, không thấy viết thư về quê bao giờ
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Bùi ở Thôn Kim Hoàng, Vân Canh, Hoài Đức.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Bùi ở Thôn Kim Hoàng, Vân Canh, Hoài Đức
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.