Vào đời, trong khi đất nước bị nô lệ, cha thì già, mẹ mất sớm, nhà cửa thanh bạch, sức khỏe kém, yếu đau nhiều, tư chất lúc bé chậm, hoàn cảnh nàyd có ảnh hưởng nhiều tới bước tiến của bản thân cụ. Việc học không thể lên cao được, do đó cuộc sống gập nhiều gian lao vất vảTrên 50 năm từ khi lập gia đình, đi làm có, đi buôn có, làm tiểu công nghệ có, trong thời gian ngắn chung nhau chạy xe ô tô chở khách, có khi mất việc vì kinh tế khủng hoảng, khi thất bại vì chạy xe, cũng có khi thành công. Cuối cùng lại đi làm với nghề kế toán kép, kế toán thống kê. Làm ăn thận trọng, kinh nghiệm nhiều, hiệu quả công tác tốt, hàng năm thường được khen thưởng tuyên dượng. Trên 70 tuổi vẫn đi làm, ơn trên cho đủ sức nên cụ vẫn minh mẫn, làm việc tốt.Vì là con cháu các cụ nhà Nho, sau lại được cách mạng giáo dục, giúp đỡ, nên trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, cứ theo con đường đạo đức mà đi lên. Kính thần tu phúc, tránh điều ác, làm điều lành, thật thà, ngay thẳng, cần mẫn, thận trọng, tập sống cuộc dời giản dị, ơn trên về già tư tưởng được ổn định, lạc quan yêu đời.Ngoài làm việc, trước sau vẫn tham gia văn nghệ, sáng tác thơ ca, cũng đã dự thi nhiều lần về thơ ca, cũng đã dự giải ngót 10 lầnHồi năm 1951, có cuộc thi thơ ca về cổ động trùng tu Văn Miếu, tất cả có 5 giải thưởng, bài làm không quá 20 câu, xin giới thiệu bài thơ đã dự giải:Tiêu đề: Uống nước nhớ nguồnMiếu đức Khổng biểu dương văn hiếnCác khuê văn, cung điện nguy ngaDưới cây cổ thụ rườm ràĐây đường giảng học, kia tòa văn biaNơi đào tạo, xưa kia, nhân sỹDậy cho ta đạo lý luân thườngBao năm đất nước phú cườngƠn nhờ Khổng học mở đường trước tiênÔi binh lửa gây nên bi đát!...Ôi miếu đường đổ nát tang thương!...Nay văn hóa hội chủ trươngTrùng tu tự miếu, xây trường giảng vănHỡi các giới, toàn dân góp sứcViệc ích chung, công đức vô biênBảo tồn lấy đạo thánh hiềnChấn hưng văn hóa, lưu truyền đời sauNơi cổ tích bấy lâu nức tiếngKhách năm châu thăm viếng từng phenTrùng tu Văn miếu, cố lênNước non ta uống, chớ quên gốc nguồn...Năm 1948 – 1949 khi quân ta ra ngoài kháng chiến, ở Hà Nội, những tay vào hàng Trí thức, có một số kha khá cố chạy chọt công danh, cũng như hồi quân Tưởng Giới Thạch sang tước khí giới quân Nhật, tư cách thấy hèn kém, cảm hững cụ viết:ÔI Trí thức!Tốn công đèn sách, tưởng nên hayĐốn kiếp, tranh nhau liếm gót giầyTưởng đến, xum xoe tâng bốc TưởngTây sang, khúm núm phỉnh phò TâyNgựa xe sớm tối khoe hàng phốBơ sữa hôm mai ngập dạ dàyTrí thức thân nô, ôi trí thức!...Con thuyền độc lập cậy ai đây!...Cũng vào thời gian ấy, anh chị em lao động, tiểu viên chức cuộc sống gặp khó khăn, có 1 bài viết về Tết hồi đó:Tính sao?Tết đến nơi rồi, biết tính sao?Lương tăng tuy bội, chửa dồi dàoThức ăn chỉ mấy ngày thêm đắtNửa tháng lương vay coi tưởng kháMấy ngày rượu nhắm, được là baoRa giêng, méo mặt nai lưng trảLót dạ, đành sơi điếu thuốc làoNăm 1976, là năm 70 tuổi, cụ viết 1 bài Tự thọ:Năm nào vừa mới chạy lon tonThắm thoắt thoi đưa bẩy chục trònRượu sớm không moi lưng vốn vợTrà trưa chẳng động túi tiền conTám giờ bút phóng, tay chưa mỏiBốn buổi xe lăn, gối chửa chồnVui nước, vui nhà, vui có bạnThủy chung giữ vững tấm lòng son.Sau khi miền Nam được giải phóng, năm 1976 cụ có bài thơ dự giải do Mặt trận tổ quốc Thành tổ chức:Phấn đấu vươn lênMừng Nam Bắc, hai miền thống nhấtXuân Bính thìn, cảnh vật vui tươiViệt Nam anh dũng tuyệt vờiThắng ba đế quốc, sáng ngời sử xanhQuốc hội mới, nhiệt tình vì nướcChính quyền thao lược gồm haiĐảng ta lãnh đạo tuyệt vờiDân ta lao động gấp hai mức thườngLực lượng ấy trên đường xã hộiQuyết đem về thắng lợi vinh quangthi đua hàn gắn vết thươngBao năm khói lửa chiến trường gây nênXây dựng nước, đứng lên cả nướcĐoàn kết nhau, tiến bước song songQuyết tâm đẩy mạnh công nôngVăn minh nếp sống, thắm hồng nước nonThờ tổ quốc, sắt son tấc dạThắng xâm lăng ta đã nêu gươngHòa bình kiến thiết khẩn trươngCần nhiều nỗ lực phi thường toàn dânKhông lùi trước khó khăn gian khổĐâu yêu cầu đều có mặt taSớm khuya công tác xông phaHết lòng yêu nước, cùng là vì dânCao cảnh giác tinh thần trách nhiệmCố phát huy ưu điểm mọi ngườiSao cho không thẹn với đờiSao cho xứng đáng giống nòi Việt NamGià với trẻ vừa làm vừa họcLời thiêng liêng di chúc không quênMỗi ngày phấn đấu vươn lênCông ơn Đảng Bác, báo đền mảy maySố bài viết nhiều, các bài dự giải về các năm cũng lắm, ngoài ra còn nhiều bài xướng họa với các bạn thơNăm 2016, được sự đồng ý của Gia tộc con cháu cụ Bùi Xuân Thuần, con trai Bùi Xuân Chương đã giao cho vợ chồng con Bùi Mạnh Tiến và Lê Thị Thuý Nga cũng các con của ông Bùi Trọng Hiền và Bùi Quý Sỹ tổ chức di chuyển mộ cụ Nguyễn Thị Hựu, Bùi Xuân Thuần, Bùi Thị Chang, Bùi Trọng Hiền và Bùi Quý Sỹ về phần đất cao của Nghĩa trang thôn Kim Hoàng
Liên quan (chồng, vợ) trong gia đình
Tên
Bùi Thị Chang (Nữ)
Tên thường
Tên tự
Ngày sinh
1907
Thụy hiệu
Hưởng thọ
89
Ngày mất
1994
Sự nghiệp, công đức, ghi chú
Cụ bà quê ở làng Thụy Khuê, học hết lớp nhì cũ, chữ viết tốt, cụ tề gia nội trợ giỏi, đường kim mũi chỉ khéo, cụ rất hiếu với bố, mẹ, tận tụy với các con, hay thương người nghèo khó, mộ đạo Phật, tính có gì hay nói thẳng, không có cái gì để bụng. Cụ mất lúc 15h 10 phút ngày 15 (Bính Ngọ), tháng 12 (Đinh sửu) năm Giáp Tuất (1994) hưởng thọ 89 tuổi (ngày dương 15/1/1995)
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Bùi ở Thôn Kim Hoàng, Vân Canh, Hoài Đức.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Bùi ở Thôn Kim Hoàng, Vân Canh, Hoài Đức
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.