GIA

PHẢ

TỘC

HẬU
DUỆ
VUA
MINH
MẠNG
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
Chi tiết gia đình
Là con của: NGUYỄN CAM
Đời thứ: 1
Người trong gia đình
Tên NGUYỄN HOÀNG (Nam)
Tên thường
Tên Tự
Là con thứ 2
Ngày sinh 28/8/1525 Ất Dậu
Thụy hiệu Thái Tổ Gia Dũ Hoàng Đế  
Hưởng thọ: 92  
Ngày mất 20/7/1613 Quí Sửu  
Nơi an táng Trường Cơ (La Khê, Hương Trà Thừa Thiên)  
Sự nghiệp, công đức, ghi chú

1.       NGUYỄN HOÀNG

 

Triệu Tổ Gia Dũ Hoàng Đế

(1525 – 1613)

 

Ngày sinh:       10 tháng 8 năm Ất Dậu

                         (28-8-1525)

Ngày mất:       mồng 9 tháng 6 năm Quí Sửu

(20 – 7 – 1613)

Thân Phụ:       Triệu Tổ Tĩnh Hoàng Đế

Nguyễn Cam

Thân Mẫu:      Triệu Tổ Tĩnh Hoàng Hậu

                         Nguyễn Thị Mai

Lăng Tẩm:      Trường

                         (La Khê, Hương Trà , Thừa Thiên)

 

– THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP.

 

Thái Tổ Gia Dũ Hoàng Đế húy là Nguyễn Hoàng  , con trai thứ hai của đức Triệu Tổ Nguyễn Cam và Hoàng Hậu Nguyễn Thị Mai. Ngài sinh ngày 10 tháng 8 năm Ất Dậu (28-8-1525)

      Lúc mới hai tuổi, đức Triệu Tổ gửi ngài cho em vợ là Nguyễn Ưng Kỷ nuôi nấng, Ngài được cậu hết lòng chăm sóc.

“Thực Lục” chép: “ Ngài có tướng vai Lân, lưng Hổ, mắt Phượng, trán rộng, thần thái khôi ngô, thong minh tài trí, người thức giả biết là bậc phi thường.”

Năm Ất Tỵ (1545) đức Triệu Tổ mất, lúc này ngài 21 tuổi, được tập phong tước Hạ Khê Hầu. Ngài đem quân đánh nhà mạc, giết tướng Mạc trở về, được vua Lê khen: “Thực là cha hổ sinh con hổ.”

Đời Lê Trang Tông, ngài được tấn phong tước Đoan Quận công. Khi Trịnh Kiểm chuyên quyền ám hại Lãng Quận công Nguyễn Uông (anh của ngài), ngài nghe mưu của cậu là Nguyễn Ư Kỷ, cáo bệnh giữ mình. Hiểu ý câu nói của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “ Hoành Sơn Nhất Đái, Vạn Đại Dung Thân” và theo lời khuyên của cậu, ngài nhờ chị là Ngọc Bảo xin với Trịnh kiểm cho vào trấn đất Thuận Hoá.

Năm Mậu Ngọ (1558), ngài đem những người đồng hương huyện Tống Sơn và nghĩa dũng xứ Thanh Hoa vào đóng ở xã Ái Tử huyện Vũ Xương (nay là huyện Triệu Phong, Quảng Trị). Ngài vỗ về dân quân, thu dung hào kiệt, sưu thuế nhẹ nên nhân dân mến phục, thường xưng tụng là Chúa Tiên.

Năm Canh Ngọ (1570), ngài dời đô qua làng trà Bát cũng thuộc huyện Vũ Xương, năm này ngài được phong làmTổng Trấn Tướng quân kiêm lãnh hai xứ Thuận - Quảng.

Năm Nhânm Thân (1572), tướng Mạc là Lập Bạo đem quân vào đánh Thuận Hoá bị ngài đánh bại và giết chết.

Năm Quí Dậu (1573), vua Lê Thế Tông lên ngôi, sai sứ đem sắc tấn phong ngài chức Thái Phó.

Mười năm trấn nhậm với chính sách rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang, nên nhân dân được an cư lạc nghiệp. Chợ không bán 2 giá, người không có trộm cướp, đêm ngủ khôn gphải đóng cửa. Thuyền buôn ngoại quốc đến buôn bán đông đúc. Xứ Thuận – Quảng trở thành nơi đô hội lớn.

Năm Quý Tỵ (1593), Trịnh Tùng dẹp nhà Mạc, rước vua Lê trở về Đông Đô, ngài đem quân ra yết kiến được vua phong chức Trung quân Đô đốc phủ, Tả Đô đốc chưởng phủ sự, Thái Uý Đoan Quốc Công, Ngài ở Đông Đô 8 năm, thường đem quân đi đánh dẹp tàn quân nhà Mạc, đánh đâu thắng đó.

Năm Ất Mùi (1595), ngài được cử làm Đề điệu (1) Khoa thi tiến sĩ.

Năm Kỷ Hợi (1599), vua Thế Tông băng, vua Kính Tông lên ngôi, tấn phong ngài làm hữu tướng.

Ngài ở Đông Đô lập nhiều chiến công, Trịnh tùng không cho ngài trở về Thuận Hoá vì sợ “thả hổ về rừng”.

Năm Canh Tý (1600), ngài lập kế đi đánh Phan Ngạn Bùi Văn Khuê, rồi đem tướng sĩ, binh thuyền theo đường biển về Thuận Hoá, Ngài dời dinh sang phía đông dinh Ái Tử gọi là dinh Cát. Muốn Chúa Trịnh khỏi nghi ngờ, ngài để lại một người con là Nguyễn Hải và một cháu là Nguyễn Hắc ở lại làm con tin và sau lại gả con gái là Ngọc Tú cho Trịnh Tráng, (con cả của Trịnh Tùng). Vua Lê và Chúa Trịnh sai sứ vào phủ dụ.

Năm Tân Sủu (1601), ngài cho xây chùa Thiên Mụ (1)

Năm Nhâm Dần (1602), ngài sai Thế tử Nguyễn Phúc Nguyên làm Trấn thủ dinh Quảng Nam là xứ đất tốt, dân đông, sản vật giàu có để cho Thế Tử tập làm chính sự. Ngài cho lập thêm các chùa Long Hưng (Duy Xuyên, Quảng Nam), Bảo Châu  (Trà Kiệu, Quảng Nam)và Kính Thiên (Lệ Thủy, Quảng Bình).

Năm Tân Hợi (1611), quân Chiêm xâm lấn bờ cõi, ngài sai tướng đem quân đánh dẹp, lấy vùng đất biên giới lập thành phủ Phú Yên.

Năm Quý Sửu(1613), ngày mồng 3 tháng 6 (20-7), ngài yếu, cho triệu Thế Tử và Thân thần đến trước ngự sang bảo rằng: “Ta với các ông cùng nhau cam khổ đã lâu, muốn dựng nên nghiệp lớn. Nay ta để gánh nặng lại cho con ta, các ông vui long giúpmđỡ cho nên công nghiệp.” Rồi ngài dặn Thế Tử: “ Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, an hem phải thương yêu nhau. Con mà giữ được lời dặn đó thì ta không ân hận gì.” Ngài lại nói: “Đất Thuận – Quảng, Bắc có Hoành sơn và sông Gianh hiểm trở, Nam có núi Hải Vân và núi Thạch Bi bền vững, núi sẵn vàng, sắt: biển sẵn cá, muối thật là đất dụng võ của người anh hung. Nếu biết dạy dân, luyện binh chống với họ Trịnhthì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời. Ví bằng Thế lực không thể địch được thì cố giữ đất đai chờ cơ hợi, đừng bỏ qua lời dặn của ta.”Dặn dò xong ngài băng, ở ngôi 56 năm, thọ 89 tuổi.

 

*

*    *

 

Đức Thái Tổ Gia Dũ Hoàng Đế là vị Chúa đầu tiên sai sang nhà Nguyễn, đồng thời là người đặt nền tảng cho việc xây dựng cơ nghiệp triều Nguyễn sau này.

Với tổ chức chính sự rộng rãi, có qui củ, sưu thuế nhẹ, quân lệnh nghiêm trang, lấy sự an cư lạc nghiệp của dân làm gốc, ngài đã mở đầu cho sự phát triển nửa nước trù phú về phía Nam của dân tộc Việt. Dưới thời ngài, biên giới đất nước đã đến tận Phú Yên.

Ngài thuộc đời thứ hai của họ Nguyễn Phúc, khai sang ra hệ II hiện nay gồm có 3 phòng:

1.     Phòng một tức là phòng Hoà Quận Công

2.     Phòng bốn tức là phòng Hảo Quận Công

3.     Phòng mười tức là phòng Nghĩa Hưng Quận Vương

 

– LĂNG, MIẾU VÀ CÁC TƯỚC HIỆU ĐƯỢC TRUY TÔN

Ngài mất, lúc đầu táng ở núi Thạch Hãn thuộc huyện Hải Lăng (Quảng trị), sau cải tang về núi La Khê (Hương Trà, Thừa Thiên). Vua Gia Long đặt tên lăng là Trường Cơ, vua Minh Mệnh đổ tên núi La Khê là Khải Vận sơn.

Năm Giáp Tý (1804), vua Gia Long cho dựng Thái Miếu ở phía trước Triệu Miếu, gồm 13 gian 2 chái để thờ các Chúa và công thần đời trước. Ngà và Hoàng Hậu được thờ ở án chánh giữa (2). Bên tả Thái Miếu có dựng điện Long đức để tổ chức các lễ kỵ.

Khi ngài mất, vua Lê truy tặng: “Cần Nghĩa Công” thụy là Cung Ý.

Đời Chúa Sãi, ngài được truy tôn:  “Cần Nghĩa Đạt Lý Hiển Ứng Chiêu Hựu Diệu Linh Gia Dũ Vương”.

Đời Vũ Vương, ngài được truy tôn: “Liệt Tổ Triệu Cơ Thùy Thống Khâm Minh Cung Ý cần Nghĩa Đạt Lý Hiển Ứng Chiêu Hựu Diệu Linh Gia Dũhái Vương”.

Vua Gia Long truy tôn: “Triệu Cơ Thủy Thống Khâm Ming Cung Ý Cần Nghĩa Đạt Lý Hiển Ứng Chiêu Hựu Diệu Linh Gia Dũ Hoàng Đế”. Miếu hiệu là Thái Tổ.

 

 

(1)   Khi ngài dạo xem hình thể núi song, thấy giữa đồng bằng xã Hà Khê (Hương Trà, Thừa Thiên) nổi lên một gò cao như hình đầu rồng quay lại, phía trước nhìn ra song lớn, phía sau có hổ rộng, cảnh trí rất đẹp. Ngài nghe dân địa phương kể lại rằng: “Xưa, có người đêm thấy một bà già áo đỏ, quần xanh ngồi trên đỉnh gò nói sẽ có một vị chân Chúa đến xây chùa ở đây để tụ linh khí, cho bền long mạch”. Vì vậy ngài cho dựng chùa trên gò này và đặt tên là chùa Thiên Mụ.

(2)   Hiện nay Thái Miếu bị hư hỏng nặng nên chin Chúa và chín Hậucùng chư vị than huân, Công thầnđược tạm phối thờ tại Triệu Miếu

 

Hậu và Phi

      Theo số lượng Hoàng Tử và Hoàng Nữ và một vài gia phả thì ngoài chính phu nhân (Hoàng Hậu), ngài có thêm 2 bà nữa nhưng danh tánh và tiểu sử các vị này không rõ.

 

.- Hoàng Tử và Hoàng Nữ

 

            Đức Thái Tổ có 10 Hoàng tử và 2 Hoàng nữ

           

     Hoàng tử                                                         Hoàng nữ

      1. Nguyễn Hà                                                  1. Nguyễn Phúc Ngọc Tiên

      2. Nguyễn Hán                                                2. Nguyễn Phúc Ngọc Tú

      3. Nguyễn Thành

4. Nguyễn Diễn

5. Nguyễn Hải

6. Nguyễn Phúc Nguyên

7. Nguyễn Phúc Hiệp

8. Nguyễn Phúc Trạch

9. Nguyễn Phúc Dương

10. Nguyễn Phúc Khê

 

Vì can quốc chánh, nên Hoàng Tử Hiệp và Hoàng Tử Trạch bị tước tịch. Con cháu về sau điều lấy họ Nguyễn Thuận

Đức Thái Tổ Gia Dủ Hoàng Đế đem mấy người cháu nội la` ông Hắc, ông Vỉnh (con Hoàng Tử Hải ) gởi cho vua Lê để làm tin. Mấy ông này vè sau lập nên họ Nguyễn Hựu. Lăng Đúc Thái Tổ Gia Dủ Hoàng đế gọi là Trường Cơ, ở làng La Khê, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lăng Đức Bà táng tại làng Hải Cát cùng thuộc huyện Hương Trà.

Ngài và Bà đều được thờ tại Chánh Án Trong Thái Miếu (Kinh Thành Nội).

Hệ Nhì có ba Phòng, nam có 270 người. Mỗi Phòng đều có nhà thờ riêng. Nhà thờ ngài Hoà Quận Công và Hào Quận Công đều tại làng Dương Xuân Hạ, tổng Cư Chánh, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thùa Thiên. Nhà thờ ngài Nghĩa Hưng Quận Vương ở làng Phổ Nam, tổng Dương Nổ, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên.

1)Hiện nay Thái Miếu bị hư hỏng nặng nên chin Chúa và chin Hậu cùng chư vị Thân Huân, Công thần được tạm phối thờ tại Triệu Miếu.

 


Liên quan (chồng, vợ) trong gia đình
Tên NGUYỄN... (Nữ)
Tên thường
Tên tự
Ngày sinh
Thụy hiệu Thái Tổ Gia Dũ Hoàng Hậu  
Ngày mất 16/5 Âl  
Nơi an táng Làng Hải Cát (Hương Trà , Thữa Thiên)  
Sự nghiệp, công đức, ghi chú

Bà Họ Nguyễn, tiểu sử không rõ

Bà mất ngày 16 tháng 5 Âm lịch, không rõ năm. Lăng táng tại làng hải cát (Hương Trà, Thừa Thiên). Năm Giáp Tý (1744) Vũ Vương Truy tôn: Từ Lương Quang Thuc Ý Phi”, sau them hai chữ Minh Đức. Năm Bính dần (1806) vua Gia Long truy tôn: Từ Lương Quang Thuc Minh Đức Ý Cung Gia Dũ Hoàng Hậu”. Bà được phối thờ với đức Thái Tổ ở Thái Miếu. Tên lăng là Vĩnh Cơ.

Trong văn sách truy tôn có ghi 2 câu:

            “Cầm búa dựng nước là công đức của Thánh.

            Mang ngọc quý trị nhà do ăn từ của Hậu.”

Bà chỉ sinh một người con là Nguyễn Phúc Nguyên (Hy Tông Hoàng Đế)


Các anh em, dâu rể:
   NGUYỄN UÔNG
   NGỌC BẢO
Con cái:
       NGUYỄN HÀ
       NGUYỄN HÁN
       NGUYỄN THÀNH
       NGUYỄN DIỄN
       NGUYỄN HẢI
       NGUYỄN PHÚC NGUYÊN
       NGUYỄN PHÚC HIỆP
       NGUYỄN PHÚC TRẠCH
       NGUYỄN PHÚC KHUÊ
       NGUYỄN PHÚC DƯƠNG
       NGỌC TÚ
       NGỌC TIÊN
Gia Phả; HẬU DUỆ VUA MINH MẠNG
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc HẬU DUỆ VUA MINH MẠNG.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc HẬU DUỆ VUA MINH MẠNG
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.