TỘC NGÔ ĐÌNH LÀNG THANH CHÂU
Thời vua Thánh Tông niên hiệu Quang Thuận (1466 -1469) đất nước ta từ Thuận Hóa trở ra chia 12 đạo. Năm 1471, niên hiệu Hồng Đức (1470 - 1497) vua Lê Thánh Tông thân chinh cầm quân vào Nam bình Chiêm, lập htêm đạo thừa tuyên Quảng Nam bao gồm toàn bộ phía nam sông Thu Bồn vào đến tận tỉnh Phú Yên ngày nay. Bấy giờ đạo này lãnh 3 phủ là Thăng Hoa, Tư Nghĩa, và Hoài Nhơn.
Hiển thỉ tổ Ngô Đình Kim từ Bắc vào Thăng Hoa khoảng thời gian trên. Văn bia mộ Ngài ghi: "Hiển thỉ tổ Ngô đại lang nguyên tại Thanh Hóa, Hồng Đức niên gian, tự Bắc nhi lai..." và bản phả cũ chữ Hán ở trang đầu có ghi câu: “Tư vong thượng cao cao tổ Bột Hải quận Ngô lang”.
Xem lịch sử họ Ngô Việt Nam của cụ Ngô Đức Thắng (xuất bản năm 1994) thấy họ Ngô Trí ở Diễn Châu (Nghệ An), họ Ngô ở Phù Mỹ (Bình Định). Ho Ngô ở Trạch Kim huyện Can Lộc (Hà Tĩnh)… cũng ghi trong phả là “Bột Hải quận” hoặc “Tiền Bột Hải quận Ngô…” mà các chi họ Ngô này đều thuộc dòng cụ Ngô Khế (Cụ Ngô Khế thuộc đời thứ 20 kể từ Triệu tổ Ngô Nhật Đại).
Nghiên cứu lịch sử họ Ngô Việt Nam và sử tộc Ngô Đình làng Thanh Châu cùnng xác định: “Thủy tộc Ngô Đình làng Thanh Châu là lớp con cụ tổ đời thứ 20 hay 21 họ Ngô Việt Nam”. Ngài đến đây đã cùng các vị tiền hiền các tộc Trần, Văn, Phạm, khai hoang canh tác để sinh sống, sau đó quy dân lập ấp. Địa danh làng Thanh Châu được đặt từ đó và truyền mãi đến ngày nay.
Làng Thanh Châu còn gọi là Thanh Châu thôn được lập cùng khoảng thời gian với 5 thôn kế cận:
-Làng Cổ Tháp tức là Cổ Tháp thôn
-Làng An Lâm tức là An Lâm thôn
-Làng Cù Bàn tức là Cù La thôn
-Làng Lệ Trạch tức là Phù Sa thôn
-Làng Vĩnh Trinh tức là Bình Khương thôn
Trên đất An Lâm nơi trung tâm của 6 thôn, các vị đứng đầu 6 thôn lúc bấy giờ đã huy động nhân dân 6 thôn cùng lập đình gọi là: “Đình Châu” để thờ phụng thần linh. Năm Giáp Tuất – 1754 (niên hiệu Cảnh Hưng thứ 15) đình dược xây lại bằng gạch ngói. Năm Mậu Tuất 1898 (niên hiệu Thành Thái thứ 10) được trùng tu lần thứ 2. Qua nhiều thập kỷ, đình đã hư hỏng sụp đổ từ đầu thế kỷ thứ 20, nay không còn dấu vết nhưng tên “Đình Châu” còn gọi là “Đình lục thôn” vẫn còn truyền mãi đến ngày nay.
Từ sau niên hiệu Hồng Đức, người của nhiều tộc khác tiếp tục đến Thanh Châu. Làng Thanh Châu dần đông người và nhiều tộc.
Tổ tiên dòng tộc Ngô Đình làng Thanh Châu trong những năm đầu tiên đến quê mới đất lạ và về sau đã cùng chung chịu đựng gian khổ. Dẫu rừng thiên nước độc, thú dữ muôn loài, khí hậu thời tiết khắc nghiệt nhưng tổ tiên đã cùng người các tộc trong láng khắc phục để xây dựng cuộc sống. Chiến tranh Trịnh – Mạc, nội chiến Trịnh – Nguyễn và trãi qua nhiều biến đổi tình hình xã hội, tình hình đất nước, nhưng dòng tộc Ngô Đình làng Thanh Châu vẫn tồn tại và phát triển.
Để tỏ lòng thành kính sự nghiệp mà tổ tiên đã dày công xây dựng từ bao đời nay, con cháu cùng nhắc nhở khuyên bảo nhau phát huy truyền thống cha ông, giữ cội vững, nguồn trong:
“Truyền thống ông cha ghi nghĩa nặng
Cộị nguồn con cháu khắc ơn sâu
Tiền nhân gắng sức khơi dòng chảy
Hậu thế ra công bắt nhiệp cầu”
Con cháu tạm bằng long với cuộc sống hiện tại, đoàn kết thương yêu đùm bọc nhau cùng vươn lên để xây dựng cuộc sống cao hơn, đẹp hơn.
Con cháu xót xa khi nghĩ đến những biến đổi của đất nước, sự chịu đựng gian khổ của tổ tiên. Thời vua Lê vào Nam dẹp giặc, mở rộng bờ cõi, tổ tiên tộc Ngô Đình làng Thanh Châu vào phương Nam thời ấy không phải như thời chiến tranh giữa thế kỷ thứ 20 con cháu đi tập kết ra Bắc và từ miền Bắc trên đường Trường Sơn vào Nam đánh giặc mà đã chịu đựng biết bao nhiêu gian khổ:
“Tổ tiên xưa cơm nắm muối đùm
Rời Thanh Hóa khai cơ miền đất khách
Vượt sông núi gian nan thử thách
Đất Thăng Hoa được chọn gửi niềm riêng…”
Vượt song rộng núi cao, biển to sóng lớn, đường xa nghìn dặm, gội nắng tắm sương chống chỏi với thuyền xuôi gió ngược, đến đất Thăng Hoa bến hiền thuyền đậu, ra công khẩn điền kiến bộ, xã hiệu Thanh Châu tên làng từ đó.
Tưởng nhớ công ơn của tổ tiên, con cháu nội ngoại, cháu dâu, cháu rể đã cùng góp sức xây dựng mộ bia, xây dựng nhà từ đường để có nơi tưởng niệm, thờ cúng có nơi con cháu tụ họp cúng lễ hằng năm, cùng gặp mặt thăm hỏi động viên nhau làm tròn trách nhiệm với tổ tiên với gia tộc, với quê hương đất nước.
****** Cụ Ngô Đình Tẩn biên soạn ****** |