GIA

PHẢ

TỘC

TRẦN
ĐĂNG
-
CỔ
BÁI
(


)
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
TÀI SẢN, HƯƠNG HỎA, GHI CHÚ
I. VAI TRÒ TỘC TRƯỞNG TỪ ĐƯỜNG CỦA MỘT DÒNG HỌ

Từ đời xưa tới nay theo phong tục cổ truyền kỷ cương lễ giáo của một gia tộc, người con người cháu đứng đầu một dòng họ là TỘC TRƯỞNG, trường hợp khuyết trưởng thì người kế cận em của TỘC TRƯỞNG mới được thay, cũng có trường hợp cá biệt người TỘC TRƯỞNG lưu cư xa đất gốc tổ, xa nhà thờ, vì điều kiện công tác sinh sống và ban thân thấy mình có điều kiện đặc biệt không thể đảm nhiệm nổi trọng trách phụng sự tổ tiên thì báo với họ xin xin bầu từ đường để chăm lo thờ phụng cho chu đáo. Người TỘC TRƯỞNG dòng họ là người đứng đầu chịu trách nhiệm phụng sự tổ tiên, quản lý gia tộc, nhà thờ, đôn đốc việc họ, cầm cương đầu dòng cho nên các thế hệ trước cứ lo cho con đầu lòng ăn học đến nơi đến chốn, biết viết văn cúng, biết cách thờ phụng tổ tiên mong duy trì cội nguồn phúc đức bền vững. Tộc trưởng phải có ý thức tốt về mặt thờ phụng, kỷ cương, gia tộc giáo dục con cháu có đạo dức với cha mẹ, họ hàng tổ tiên để cả họ phát triển đều đặn về thọ mệnh, sinh sản,học vấn... Cho nên trong dòng họ các bậc cha chú cứ chăm lo bồi dưỡng kiến thức cho con cháu đích tôn là nhằm mục đích như vậy. Từ trước đến nay cha ông dạy phải tôn trọng tộc trưởng "Huynh tắc hữu, đệ tắc cung". Người TỘC TRƯỞNG phải rèn luyện nhân, nghĩa, lễ, trí, tín để cả họ tin yêu mến phục. Khi trong họ ai có việc hiếu, hỷ, đều nhờ đến TỘC TRƯỞNG, phải ưu tiên công lao khó nhọc của TỘC TRƯỞNG, dành vị trí tôn trọng nhất để TỘC TRƯỞNG ngồi, vì tôn trọng TỘC TRƯỞNG là tôn trọng họ, tổ tiên. Sai lầm của một số TỘC TRƯỞNG là thấy họ tôn trọng mình đâm ra tự cao, tự đại, công thần, quên mất phép tắc đoàn kết, kỷ cương lễ giáo gia phong trong dòng họ, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút tâm linh, tình cảm con cháu. Cứ mỗi đời, cha ông ta lại cử ban tộc biểu là để giúp việc với TỘC TRƯỞNG làm tròn trách nhiệm gia tộc, bảo quản gia phả, phú y, gia biên, ghi chép ngày giờ sinh tử của con cháu trong họ và các sự kiện lịch sử lưu hậu thế. Mỗi dòng họ thế nào cũng có cá nhân làm rạng rỡ tông môn, để lại cái hay cái quý cho gia tộc, có tác dụng giáo dục to lớn cho các đời sau, Ngày nay để phát huy tốt, làm cho dòng họ có văn hóa, văn minh, đạo đức phẩm chất đoàn kết yêu thương nhau với tinh thần ruột thịt. Tất cả các bậc cha chú con cháu cần gánh chịu trước họ mà suy nghi hiền kế bảo vệ mỗi di sản thiêng liêng của tổ tiên để lại.
Sách có câu: "Vạn cổ cương trường gia hữu trưởng" Trong đời đại ngày nay, nhiều chi phái, tộc trưởng được Đảng và nhà nước giao các trọng trách phải lưu trú xa quê hương, nên các vị được bầu là quản tộc hay từ đường phải đạm nhiệm các chức năng của người TỘC TRƯỞNG.

II. TỘC ƯỚC - GIA PHÁP

Vì yêu mến quê hương - đất nước, vì yêu thương giống nòi-dòng họ, vì muốn tôn vinh sự nghiệp của Tổ tiên - Ông bà... biết bao chữ vì thúc bách, con cháu động viên, tự xét thấy mình tài sơ trí thiển, nhưng là điều ước mơ khát vọng to lớn lâu nay, nay phải cố gắng hết sức vận động trí óc, sưu tầm tư liệu, tài liệu để viết lên quyển GIA PHẢ tộc TRẦN ĐĂNG - CỔ BÁI - PHÚC THỌ - NGHI LỘC - NGHỆ AN này hầu mong truyền cho thế hệ mai sau. Mục đích muốn nhắc nhở con cháu chúng ta sau này (không phân biệt sang hèn, giai cấp, giới tính, tôn giáo ...) để biết mình từ đâu mà có? Dòng họ bà con cuộc sống ra sao? - Cùng nhau tuân thủ một vài điều ước định (tuy nhỏ nhưng xem chừng cũng khó thưc hiện): + Cố gắng gặp gỡ để khỏi quên nhau khi có dịp. + Theo dõi và truyền bá tin tức của nhau, cho bà con biết lúc cần. + Đoàn kết giúp lẫn đỡ nhau theo khả năng, làm sáng danh dòng họ. + Lấy tinh thần TƯƠNG THÂN TƯƠNG ÁI làm phương châm xử thế. Những điều qui ước trên, cứ thế truyền mãi từ đời này đến thế hệ mai sau, chắc chắn dù ở xa nhau, ta cũng có thể biết rõ được một phần nào. - Con cháu ở xa thì nên lập bàn thờ vọng: Chưa phải là phong tục cổ truyền, chưa có nghi lễ nhất định, mà chỉ là kinh nghiệm truyền cho nhau khoảng đầu thế kỷ lại nay tuỳ hoàn cảnh thuận tiện mà vận dụng: - Khi bắt đầu lập bàn thờ vọng phải về quê chính báo cáo gia tiên tại bàn thờ chính. Sau đó xin phép chuyển một lư hương phụ hoặc mấy nén hương đang cháy giở mang đến bàn thờ vọng rồi thắp tiếp. - Nếu có nhà riêng, tương đối rộng rãi khang trang, thì bàn thờ đặt hẳn một phòng riêng chuyên để thờ cúng cho tôn nghiêm, hoặc kết hợp đặt ở phòng khách, nhưng cao hơn chỗ tiếp khách. - Nếu đặt bàn thờ gia thần riêng, thì phải đặt thấp hơn bàn thờ gia thần một ít. Đặt hướng nào? - Hướng về quê chính, để khi người gia trưởng thắp hương vái lạy thuận hướng vái lạy về quê. (Thí dụ người quê miền Trung sống ở Hà Nội thì đặt bàn thờ vọng phía Nam căn phòng hay ngoài sân, ngoài hiên. Không nên đặt bàn thờ trong buồng ngủ, trừ trường hợp nhà chật hẹp quá thì phải chịu. Không nên đặt cạnh chỗ uế tạp, hoặc cạnh lối đi). - Đối với những gia đình ở khu tập thể nhà tầng, nếu câu nệ quá thì không còn chỗ nào đặt được bàn thờ. - Những người sống tập thể, chỉ đặt một lọ cắm hương đầu giường nằm của mình cũng đủ, miễn là có lòng thành kính, chẳng cần phải câu nệ hướng nào, cao thấp rộng hẹp ra sao. Mấy đời tống giỗ...??? Theo gia lễ: "Ngũ đại mai thần chủ", hễ đến năm đời thì lại đem chôn thần chủ của cao tổ đi mà nhấc lần tằng tổ khảo lên bậc trên rồi đem ông mới mất mà thế vào thuần chủ ông khảo. Thực chất chỉ có bốn đời, tức là làm giỗ cha mẹ (đời 2), ông bà (đời 3), cụ ông cụ bà (hay cố 4 đời) và kỵ (hay can 5 đời). Cao hơn kỵ gọi chung là tiên tổ, thì không cúng giỗ nữa, mà rước chung tất cả thuỷ tổ, tiên tổ các đời vào chung một nhà thờ mỗi năm tế một lượt. Thần chủ con cúng cha mẹ, đề là Hiền khảo, Hiền tỷ, đến khi người con trưởng chết, cháu đích tôn cúng ông bà, đối thần chủ là Hiền tổ khảo, Hiền tổ tỷ, đến lượt cháu trưởng mất, chắt trưởng tiếp tục thờ cụ là Hiền Tằng tổ khảo (hoặc tỷ), chít (chiu) trưởng thờ kỵ là Hiền Cao tổ khảo (hoặc tỷ). Sau năm đời thì rước vào nhà thờ tổ rồi chôn thần chủ đó đi. Trong nhà thờ tổ chỉ để duy nhất có một ngôi thần chủ cao nhất (thuỷ tổ hoặc tiên tổ bậc cao nhất của nhà thờ chi đó) gọi là "Vĩnh thế thần chủ". Theo nghĩa cửu tộc (9 đời): Cao, tằng, tổ, phụ (4 đời trên); thân mình và tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn (4 đời dưới mình). Như vậy là có 4 đời làm giỗ (cao , tằng, tổ, phụ) tức là kỵ (hay can), cụ (hay cố), ông bà, cha mẹ. Từ "Cao" trở lên gọi chung là tiên tổ thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế, hoặc phụ tế vào ngày giỗ của thuỷ tổTrưòng hợp chết yểu có cúng giỗ không...??? Có hai trường hợp: 1. Những người chết đã đến tuổi thành thân, thành nhân nhưng khi chết chưa có vợ hoặc mới có con gái, chưa có con trai, hoặc đã có con trai nhưng ít lâu sau con trai cũng chết, trở thành phạp tự (không có con trai nối giòng). Những người đó có cúng giỗ. Người lo việc giỗ chạp là người cháu (con trai của anh hoặc em ruột) được lập làm thừa tự. Người cháu thừa tự được hưởng một phần hoặc toàn bộ gia tài của người đã khuất. Sau khi người thừa tự mất thì con cháu người thừa tự đó tiếp tự. 2. Những người chưa đến tuổi thành thân (dưới 16 hoặc dưới 18 tuổi, tuỳ theo tục lệ địa phương) sau khi hết lễ tang yết cáo với tổ tiên xin phụ thờ theo tiên tổ (gọi chung trong các bài văn cúng các bậc tiên gia là: Phụ vị thương vong tòng tự, không đặt linh vị từng vong hồn). Những người đó không có lễ giỗ riêng, ai có cúng giỗ chỉ là ngoại lệ. Có những gia đình bữa nào cũng xới thêm một bát cơm, một đôi đũa đặt bên cạnh mâm, coi như người thân còn sống trong gia đình. Điều này không có trong gia lễ nhưng thuộc vào tâm linh, niềm tưởng vọng đối với thân nhân đã khuất. Lễ cúng giỗ vào ngày nào? - Lễ cúng giỗ vào đúng ngày mất hay trước ngày mất một ngày? Có người cho rằng phải cúng vào ngày đang còn sống (tức là trước ngày mất), có người lại cho rằng "trẻ dôi ra, già rút lại", vậy nên chết trẻ thì cúng giỗ đúng ngày chết, còn người già thì cúng trước một ngày. Vậy có câu hỏi: "Người trung niên chết thì cúng vào ngày nào"? - Ngày giỗ theo âm Hán là huý nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ. Nguyên ngày trước, "Lễ Giỗ" gọi là "Lễ chính kỵ": chiều hôm trước lễ chính kỵ có "Lễ tiên thường" (Nghĩa là nếm trước), con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những nhà phú hữu mời thông gia, bà con làng xóm đến mời ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỵ. Dần dần vì khách đông phải chia ra hai lượt; lại có những nhà hàng xóm mời cả hai vợ chồng nên luân phiên nhau, người đi lễ tiên thường, người đi lễ chính kỵ, ở nông thôn tuỳ theo thời vụ, muốn "Vừa được buổi cày vừa hay bữa giỗ", buổi chiều đi làm đồng về, sang hàng xóm ăn giỗ tiện hơn nên có nơi lễ tiên thường đông hơn là lễ chính kỵ. Dần dần hoặc vì bận việc hoặc vì kinh tế eo hẹp hoặc vì thiếu người phục dịch, người ta giản lược đi, chỉ mời khách một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai lễ. Một vài nhà làm, những người khác thấy thuận tiện bắt chước, dần dần trở thành tục của địa phương. - Việc cúng ngày sống (tức lễ tiên thường vào chiều hôm trước, nguyên xưa chỉ cúng vào buổi chiều vì buổi sáng còn phải mua sắm nấu nướng và ra khấn ở mộ yết cáo với thổ thần, long mạch xin phép cho gia tiên về nhà dự lễ giỗ). Cúng ngày sống hay cúng ngày chết, hay nói cách khác lễ tiên thường hay lễ chính kỵ, lễ nào là lễ quan trọng hơn, chẳng qua đó là cách biện hộ cho phong tục từng nơi. - Kết luận: Nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả nước thì trước ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiều, cúng đúng ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng kể cả chiều hôm đó. HỘI ĐỒNG GIA TỘC
Gia Phả TRẦN ĐĂNG - CỔ BÁI ( 陳 登 )
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc TRẦN ĐĂNG - CỔ BÁI ( 陳 登 ).
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc TRẦN ĐĂNG - CỔ BÁI ( 陳 登 )
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.