GIA

PHẢ

TỘC

phạm
thánh
laurenso
Ngôn
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
Chi tiết gia đình
Là con của: CAO TỔ LIÊN THỦY-NAM ĐỊNH
Đời thứ: 1
Người trong gia đình
Tên chi tộc PHẠM VIẾT NGÔN (Nam)
Tên thường LAURENSÔ NGÔN
Tên Tự www.khoacua.com
Là con thứ 1
Ngày sinh 1840
Thụy hiệu LAURENSÔ NGÔN  
Ngày mất (22/5/1862)  
Nơi an táng GIÁO HỘI VATICAN  
Sự nghiệp, công đức, ghi chú
Hai mươi tuổi đời, người vợ trẻ yêu dấu còn đó, rồi cha mẹ đã bao năm dưỡng nuôi mình nay đang cần người phụng dưỡng.Đó là nỗi ưu tư lớn của Thánh Laurensô Ngôn trong những ngày bị giam. Nhưng cũng trong những chuyện tích của nhiều vị tử đạo khác tại Việt Nam, sự yểm trợ tinh thần của những người thân quảng đại, nhiều khi lại là yếu tố rất quan trọng. Gia đình anh Ngôn đồng ý cho anh đang chốn về thăm nhà, trở lại nhà giam để trình diện. Chính thân mẫu và người vợ hiền mà anh thương mến nhất, cũng đến hiện diện trong giờ hành quyết để khích lệ anh. Một lần nữa, chúng ta được chứng kiến sức mạnh của đức tin: Mạnh hơn bạo lực đàn áp, mạnh hơn mọi mất mát mà tinh thần và mạnh hơn cả sự chết.

Liên quan (chồng, vợ) trong gia đình
Tên Mađalêna Ngôn (Nữ)
Tên thường
Tên tự
Ngày sinh
Sự nghiệp, công đức, ghi chú
Địa dư Làng Liên Thủy: - Phía đông giáp thôn Trung Lễ, có con sông ngăn cách. - Phía tây giáp Tòa Giám Mục Bùi Chu, có con sông ngăn cách. - Phía nam giáp Làng Trung Linh, có con sông ngăn cách. - Phía bắc giáp Làng Lục Thủy. Làng Liên Thủy có 320 mẫu ta (mỗi mẫu bằng 3.600 m2): 150 mẫu ruộng cày 2 mùa (công điền), 167 mẫu thổ cư: Giữa Làng có con sông bắt nguồn từ Trung Linh chạy dọc làng đến Làng Lục Thủy, kèm bên sông có con đường: lát gạch, có 2 cây cầu bằng đá bắc ngang qua giữa xóm Hạ và xóm Thụy, giữu xóm Thụy và xóm Liên Thượng. Con sông này lấy nước từ sông Hồng Hà (sông Ninh Cơ ngày nay) dẫn vào thủy triều lên xuống để dẫn thủy nhập điền, có nhiều chất phù sa nên lúa rất tốt. Dân cư sống bằng cách trồng lúa và nuôi heo nái (lợn nái). Trung tâm Làng có ngôi đình đổ sộ xây cất theo lối tam quan, coi thực cổ kính khách hành hương khi qua làng trông thực uy nghiêm. Dân cư toàn làng là Kitô giáo, làng có hai ngôi thánh đường: Khu Liên Thượng kính thờ Thánh Cả Giuse, xây cất năm 1914 đời Cụ Tổng Du đốc công, hai là nhà thờ đặt tại khu Thụy, thường gọi là nhà thờ xứ Liên Thủy kính Đức Mẹ Mân Côi (Rosa), xây cất năm Kỷ Hợi (1898) thời kỳ cha già Trương coi xứ và Cụ Phạm Khắc Tế trùm họ đốc công. Trước thời kỳ cấm đạo (Phân sáp): Theo Khâm định Việt sử, vào năm Nguyễn Hòa tức năm 1533 thời vua Lê Trang Tông cấm đạo đã bắt một người Tây tên là INIKHU đi đường biển vào giảng đạo tại Ninh Cường làng Quần Anh huyện Nam Châu và Trà Lũ, huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Sơn (Nam Định bây giờ). Như vậy thì dân chúng Làng Liên Thủy đã theo đạo Kitô từ bấy giờ. Xứ Liên Thủy có thể thuộc Dòng Tên, rồi sau mới về dòng Thánh Đaminh, năm 1719 cha chính Hy đã lập nhà chung dòng ở Lục Thủy Hạ (Liên Thủy) thay vì Trung Linh, cách mấy năm sau khi họ Liên Thủy mất nhà chung vào khoảng 1720 cha chính Đông lại tái lập ở Liên Thủy hạ (khu hạ). Bởi vì Đức Thầy Hy (Hilariô) dòng Thánh Âu Tinh muốn giao cho các thầy dòng của mình, thì các thầy Dòng Đaminh kêu Tòa Thánh, Tòa Thánh truyền cho các thầy Dòng Thánh Âu Tinh không được tranh chấp. Nên các thầy dòng này bỏ Việt Nam mà sang giảng đạo tại nước khác (Trung Hoa). Như vậy thì Nhà Thờ Liên Thủy trước đặt tại khu Hạ: Khu nhà Phước Cầu, gọi là Nhà Thờ Kính Danh, quãng trong thời kỳ cấm đạo Quan sở tại bắt rỡ đi, không làm lại nữa. Vào năm 1865 – 1866, Đức Thầy Khang cho nhà Phước Chi ở, (có mộ Đức Thầy Khang chon ở đó), sau có mộ Đức Thầy Hilariô Dòng Thánh Âu Tinh cũng chôn ở đây. Năm 1908 Đức Thầy Trung cho cải tang, thấy trong săng có nhẫn và gậy là những đồ của các đấng Giám Mục dùng nên Đức Thầy Trung truyền phải đưa các đồ này nạp tại Tòa Giám Mục Bùi Chu, còn hài cốt thì táng ở giữa gian ba Nhà Thờ Liên Thủy bây giờ, vả lại trước Đức Thầy Hilariô thì đã có nhà chung ở Làng Liên Thủy. Đức Thầy Thomas Sectri đã coi địa phận Đông trước Đức Thầy Hilariô. Làng Liên Thủy có hai nhà thờ: Một đặt tại Liên Thượng (khu thượng), hai đặt tại khu trung tức Khu Thụy. Ba nhà Phước: - Nhà Phước Liên Thượng - Nhà Phước Cầu (Chi) - Nhà Phước Ngoại. (Hai nhà Phước Cầu và Ngoại thuộc khu Hạ). Năm Triều Tự Đức ra sắc lệnh cấm đạo Da tô, Làng Liên Thủy đã hy sinh cống hiến cho Chúa Kitô 72 vị tử đạo, đổ máu đạo làm chứng cho đức tin. Ngày 29/04/1951 Tòa Thánh Roma đã phong Chân Phước cho Lao-ren-sô Phạm Viết Ngôn do Ðức Piô XII, Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 22/05. Thánh Lao-ren-sô Phạm Viết Ngôn anh hùng tử đạo đầu tiên Làng Liên Thủy. Làng Liên Thủy còn cung ứng cho Giáo Hội nhiều thợ gặt: Nam cũng như nữ. Một số các vị hiện còn tại Miền Bắc. Một số vào Miền Nam và một số đã ra nước ngoài. Dân Làng Liên Thủy là một làng nho học Khổng Mạnh, dân làng toàn tong Kitô giáo, rất sùng đạo. Năm 1954, hiệp định Genève giữa Pháp và Cộng Sản ký ngày 20-7-1954 chia đất nước Việt Nam ra làm hai miền Nam, Bắc: Từ vĩ tuyến 17 trở ra là Miền Bắc, từ vĩ tuyến 17 trở vào là Miền Nam thì một số gia đình đã Thiên Cư vào Miền Nam ở rải rác các Tỉnh hoặc Thị Thành. Ngày 23-3-1973 hiệp định Paris giữa Cộng Sản Việt Nam và Mỹ ký để lập chính phủ ba thành phần, thì một số gia đình đã ra nước ngoài định cư như: Mỹ, Pháp, Ý, Đức, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Canađa, Úc …

Các anh em, dâu rể:
   chi tộc cụ PHẠM ĐÌNH QUỲ
   chi tộc cụ TRÂN
   chi tộc cụ KHUÔNG (CUÔNG)
   chi tộc cụ PHẠM THỊ THỂ
   chi tộc cụ PHẠM VĂN VINH
   chi tộc cụ PHẠM VĂN CỔN
Con cái:
       PHẠM VĂN HỮU
       PHẠM VĂN TRỪNG
       PHẠM VĂN HỔ
Gia Phả; phạm thánh laurenso Ngôn
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc phạm thánh laurenso Ngôn.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc phạm thánh laurenso Ngôn
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.