GIA

PHẢ

TỘC


HỮU
-
ÁI
NGHĨA
-
ĐẠI
LỘC
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
TỘC ƯỚC - GIA PHÁP
NỘI DUNG QUY ƯỚC
CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ VIỆC XÂY DỰNG GIA TỘC
Điều 1: Gia Tộc trước hết là cộng đồng của những thành viên cùng tổ tiên, cùng huyết thống, cùng gốc tích ông bà… Vì vậy không đối xử phân biệt giàu nghèo, sang hèn, địa vị, tín ngưỡng, tuổi tác, nhưng phải biết đối xử đúng lể nghi theo THỨ BẬC, NGÔI THỨ, VAI VẾ trong họ hàng.
Điều 2: Mỗi thành viên trong Gia Tộc cần phải biết các thứ bậc ở các thế hệ gần mình nhất, phải nắm đôi điều cơ bản về lịch sử của dòng họ mình. Muốn như vậy phải hòa mình trong cộng đồng, nhiệt tình tham gia xây dựng, đóng góp vào các ngày: Giỗ, Chạp, Hội …
Điều 3: Tất cả mọi thành viên là con trai của dòng họ (gọi là tộc nhân), hơn ai hết phải ý thức về trách nhiệm của mình với Tổ Tiên – Ông Bà – Cha Mẹ… Khi đã trưỡng thành gia thất phải đóng góp đúng tiêu chuẩn quy định của HĐGT. Mức độ miễn giảm tùy theo ý kiến quyết định của Ban Trị Sự HĐGT.Chủ hộ nào trên 70 tuổi miễn đóng góp.
Điều 4: Mỗi công dân trong gia tộc ngoài việc tuân thủ pháp luật của Nhà Nước, cần chấp hành nghiêm chỉnh QUY ƯỚC, Điều Lệ của Gia Tộc. Phải nhiệt tình đóng góp vào công cuộc phụng sự Tổ Tiên. Xem việc phụng thờ Tổ Tiên như chính việc phụng sự cho bản thân mình, để kế tục tôn tạo cho Truyền Thống Gia tộc mai sau.
Điều 5: Mỗi khi người trong Gia Tộc gặp phải tai ương, hoạn nạn, ốm đau, ngặt nghèo, .. HĐGT phải có trách nhiệm thăm viếng, cứu trợ… Riêng đối với tộc nhân cố tình xa rời Tộc Họ, không làm tròn nghĩa vụ đối với Tổ Tiên, Ông Bà thì không được hưởng quyền lợi này.
Điều 6: Mỗi thành viên trong Gia Tộc Lê Hữu phải sống đúng phong cách, nhân cách làm người của mình. Sống và làm việc theo Pháp Luật Nhà Nước, đồng thời phải giử tròn TRUNG, HIẾU, TIẾT, NGHĨA. Đối với tộc nhân nào có hành vi bất hiếu, bất nghĩa hoặc làm những việc thường luân, bại lý sẽ đem ra phê phán trước các Chi và Gia Tộc.
Điều 7: Trong các trường hợp bất hòa ẩu đã, gây mâu thuẩn trầm trọng giữa người trong Gia Tộc cần đưa HĐGT giáo dục, giải hòa trước khi tuy tố ra pháp luật.
Điều 8: Đối với những thành viên trong tộc có nhiều đóng góp đáng kể cho việc phụng thờ Tổ Tiên, hoặc có công nuôi dạy con cái thành đạt, hoặc có nếp sống đạo đức mẫu mực… sẽ được HĐGT khen thưởng và sau khi qua đời sẽ được ghi vào Gia Phả của dòng họ. Tộc nhân có tuổi thọ từ 70 tuổi trở lên, con cháu nên tổ chức Lể Mừng Thọ.
Điều 9: Đối với những con cháu dâu có đầy đủ phẩm hạnh, tham gia phụng sự Tổ Tiên nhà chồng một cách tích cực, góp phần chấn hưng nề nếp gia phong của dòng tộc, hoặc thủ tiết thờ chồng, nuôi dạy con cá trưởng thành đều được hưởng quyền lợi như ở điều 8.
Điều 10: Cứ 5 năm Gia Tộc tổ chức một lần Đại Hội Toàn Thể Gia Tộc vào ngày mồng 10 tháng 3 Âm Lịch, nhằm Lể Hội Tế Xuân để kiểm điểm công tác Gia Tộc trong nhiệm kỳ qua và bầu lại HĐGT mới. Đây cũng là dịp để con cháu nội ngoại gần xa gặp mặt, siết chặt tình thân ái, tình huyết thống.

CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH VỀ QUAN HỆ ĐỐI XỬ TRONG GIA ĐÌNH VÀ TỘC HỌ
MỤC I: QUY ĐỊNH VỀ NGHĨA VỤ TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA GIA ĐÌNH
Điều 1: Trong một gia đình có 4 thế hệ: Ông Bà, Cha Mẹ, Con Cháu thì con cháu phải phụng dưởng Ông Bà , Cha Mẹ một cách tận tình. Cha Mẹ không được gây gỗ, đánh đập nhau trước mặt Ông Bà hay con cái mình. Việc không tốt trong nhà không được phô trương cho người ngoài biết.
Điều 2: Con Cháu phải biết vâng lời, kính trọng, lể phép với Ông Bà Cha Mẹ. Phải biết giúp đở gia đình trong các công việc chung. Không đòi hỏi quá nhiều ở gia đình hay Tộc Họ, mà phải đề cao chử Hiếu Thảo và noi gương các bậc Tiên Tổ.
Điều 3: Vợ chồng mới thành thân sinh con đẻ cái phải có trách nhiệm nuôi dưởng, dạy con cái tử tế, học hành đến nơi đến chốn. Không được bỏ bê con cái hoặc đánh đập hành hạ, bóc lột sức lao động của trẻ con, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học hành của chúng. Trong mâu thuẩn, gây gổ, cải vả không được xúc phạm đến Gia Nương của bất cứ bên nào. Cần phải giữ gìn khuôn phép, không để bất hòa trong cuộc sống gia đình gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình, an ninh lối xóm và giáo dục con trẻ.
Điều 4: Cha Mẹ già phải được nuôi dưởng cẩn thận, ăn uống, thuốc men đấy đủ. Nếu có điều kiện kinh tế nên tổ chức mừng Sinh Nhật hay tổ chưc Lể Mừng Thọ.
Điều 5: Khi Cha Mẹ qua đời phải tổ chức tang lể trang nghiêm, thành kính nhưng không quá rườm rà, xa xỉ. Sau khi Cha mẹ qua đời, con cháu phải thực hiện đúng di chúc của Cha Mẹ để lại. Nếu không để lại di chúc thì phải làm đúng ý muốn của Cha Mẹ lúc sinh thời.
MỤC II: QUY ĐỊNH VỀ NGHĨA VỤ TRONG CÁC MỐI THÂN TỘC
Điều 1: Ngoài những lần gặp mặt trong dịp giổ, chạp, tết hang năm, những người anh em, con cháu nên tạo điều kiện đến thăm nhau để giữ mối thân tình. Những người anh em con cháu vì hoàn cảnh sống xa Quê Hương, Tổ Quốc không thực hiện được điều trên thì có thể thăm hỏi nhau qua điện thoại hay thư tín.
Điều 2: Trong Gia Tộc có vị Trưởng Lão nào cao tuổi qua đời, đau ốm nhiều năm, thiếu điều kiện an dưởng thì HĐGT phải quan tâm giúp đở hổ trợ.
Điều 3: Trong Gia Tộc có người qua đời, gia đình tang chủ phải báo ngay cho HĐGT để tiến hành tang lể theo nghi thức Gia Tộc. Nếu có yêu cầu thì tang chủ có quyền đề xuất với Ban Tang Lể của HĐGT viết cho bài văn tế. Và không riêng gì, trong thôn xóm có người qua đời cũng phải đến thăm viếng, chia buồn, phúng điếu, tiễn đưa người quá cố đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Điều 4: Việc dựng vợ, gã chồng cho con cháu, ngoài việc tuân thủ theo luật hôn nhân và gia đình của luật pháp hiện hành, gia quy của Gia Tộc Lê Hữu còn có quy định thêm:
- Chủ hôn cúa dòng họ Lê Hữu Phải liên hệ với HĐGT xem gia phả để biết có quan hệ thân tộc hay không? Nếu có họ hàng với nhau thì phải lập tức hủy bỏ hôn ước.
- Con Cháu nội ngoại trong dòng họ dù vô tình hay cố ý quan hệ nam nử bất chính thì Cha Mẹ phải chịu trách nhiệm trước Gia Tộc.
Điều 5: Tất cả các thành viên trong tộc phải có trách nhiệm đóng góp vào qũy Tương Trợ, qũy Khuyến Học, quỹ Trợ Tang để HĐGT có kinh phí hoạt động. Đối với con cháu nhà nghèo học giỏi và hiếu học nhưng không đủ điều kiện học tiếp Đại Học thì Gia Tộc có trách nhiệm giúp đở cho vay vốn với lãi xuất thấp nhất hoặc cho mượn tùy mức độ khó khăn (nếu có).

CHƯƠNG III: QUY ĐỊNH VỀ VIỆC KHEN THƯỞNG VÀ KỸ LUẬT
Điều 1: Mọi thành viên trong Gia Tộc, ngoài việc chấp hành luật pháp của Nhà Nước, chấp hành Quy Ước của Thôn, Xã ( Khu, Thị Trấn) còn phải chấp hành các điều khoản trong quy ước này của Gia Tộc. Ngoài tư cách là công dân, con cháu trong dòng họ còn có tư cách là tộc nhân, nên phải giử gìn Gia Huy, Phép Nước. Nếu có người trong anh em, con cháu nào vi phạm một trong các điều khoản trên đây , tùy mức độ sẽ đem ra kiểm điểm trước Gia Tộc.
Điều 2: Nếu tộc nhân nào rơi vào con đường hư hỏng, trụy lạc, xì ke, ma túy hoặc cờ bạc hoặc có những hành vi thường luân bại lý, suy đồi về đạo đức sẽ được Gia Tộc góp ý, giáo huấn.
Điều 3: Nếu tộc nhân nào có hành vi bất hiếu, bất nghĩa, hất hủi, bỏ rơi, bứt hiếp hoặc ngược đãi Ông Bà, Cha Mẹ, hoặc cố ý tách rời khỏi cộng đồng thân tộc sẽ bị phê phán trước Gia Tộc.
Điều 4: Về khen thưởng đối với Gia Tộc chủ yếu là tinh thần với các hình thức như sau:
- Giấy Khen của Hội Đồng Gia Tộc.
- Tuyên dương công trạng mỗi lần Đại Hội Gia Tộc.
- Khắc vào bia mộ, ghi vào Gia Phả sau khi qua đời.
Điều 5: Tôn chỉ của Quy Ước Gia Tộc đều hướng tới mục đích:
- Phụng sự Tổ Tiên, bảo tồn Truyền Thống và Tinh Hoa của Gia Tộc.
- Tạo ra một Cộng Đồng Gia Tộc đoàn kết, thương yêu, hiểu biết, tương trợ và giúp đở với nhau sống tốt đẹp hơn.
Quy Ước Gia Tộc Lê Hữu Ái Nghĩa đã được thông qua tại Đại Hội Toàn Gia Tộc lần thứ II ( Nhiệm Kỳ 2005-2010 ) vào ngày 10/3 Âm Lịch năm 2005 được toàn thể Gia Tộc thống nhất chung và biểu quyết đồng tình thực hiện.

Lập tại Khu I, Thị Trấn Ái Nghĩa, ngày 10 tháng 05 năm 2005
TRƯỞNG TỘC TRƯỞNG BAN TRỊ SỰ HĐGT HỘI ĐỒNG GIA TỘC
LÊ HỮU NHIẾP LÊ HỮU LINH LÊ HỮU KHẨN
Gia Phả LÊ HỮU - ÁI NGHĨA - ĐẠI LỘC
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc LÊ HỮU - ÁI NGHĨA - ĐẠI LỘC.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc LÊ HỮU - ÁI NGHĨA - ĐẠI LỘC
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.