GIA

PHẢ

TỘC


HỮU
Tộc
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ THUỶ TỔ CỦA DÒNG HỌ
VIẾT VỀ THUỶ TỔ CỦA DÒNG HỌ
Phả ký
Trừng Giang thuộc Đa Hòa thượng tổng, Diên Phước huyện, Điện Bàn phủ, Quảng Nam tỉnh
“Phổ hệ là căn gốc cội nguồn” Chiến tranh loạn lạc làm cho chúng ta không có khoảng thời gian để tu chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh gia phả dòng tộc để lại cho con cháu mai sau.
Ðời Lê Nhân Tông,vua nước Chiêm thành là Bí Cai thướng hay xua quân cướp phá vùng đất Hóa Châu, triều đình mở chiến dịch bình Chiêm để an định biên cương. Nhà vua chọn 8 tướng cầm đầu binh mã thuộc con cháu hoàng tộc họ Lê nội thành làm những chức vụ quan trọng cầm binh chinh phạt. Tám tướng lãnh chức Thống Soái 8 đạo binh phất cờ lãnh chỉ vào Nam, giờ Thìn ngày 16 tháng 3 năm Giáp Tý (1444).

Quân Ðại Việt phá tan quân Chiêm, đánh thẳng đến cửa Thị Nại, chiếm kinh đô Ðồ bàn của vương quốc Chiêm. Khi tiến sâu đến đất Cù Mông, quân Chiêm phản công dữ dội, quân ta không tiến được nên phải cấp báo về triều.

Nhà vua ban lệnh động binh và lệnh cho Hoàng gia đi đầu làm gương. Con cháu họ Lê trong 4 hệ 9 chi gồm tất cả 281 người, từ chức vụ Tổng binh, Cựu hậu, Tổng chức, Lãnh chức đương quyền, Lãnh tướng đương kiêm, Lãnh binh hiện dịch, Công hầu Khanh tướng , Quận công Ấm tử thuộc Lê gia Hoàng Tộc cùng với 20 vạn quân lên đường tăng viện vào ngày 16 tháng 6 năm Bính Dần (1446). Tất cả đoàn quân đặt dưới quyền điều khiển của Lê Thụ và Lê Khả.

Ông Thái Tổ của chúng ta Lê Văn Đạo, là một trong 281 vị tướng cầm quân vào Nam trong đợt này (số thứ tự của ông trong danh sách này là 89 con Ông Lê Từ Hệ 3 Chi 5).

Quân ta thắng lớn, bắt được Chiêm vương là Bí Cai đem về Ðông kinh, lập vua Chiêm mới, giữ yên bờ cỏi và vẫn lấy núi Hải Vân làm ranh giới giữa hai nước như từ thời Thái tổ Cao hoàng đế Lê Lợi.

Tháng 8 năm Canh Dần -1470, Chiêm vương Trà Toàn đem 10 vạn quân đánh úp Hóa Châu. Tháng 10 năm 1470, Hồng đức nguyên niên, vua Lê Thánh Tông ban lệnh động binh, kén chọn được 26 vạn quân thủy bộ và truyền chiếu Bình Chiêm.

Ngày Canh thìn mồng 6 tháng 11 năm Canh Dần 1470 đội tiền phong do Chinh lỗ tướng quân Lân quận công Ðinh Liệt, Phó tướng Kỳ quận Công Lê Niệm đem 10 vạn thủy quân đi trước. Ngày Tân tỵ mồng 7 tháng 11 nhà vua tấu cáo ở Thái Miếu.? Ngày 16 tháng 11 nhà vua thân hành dẫn đại quân tiến tiếp sau. Ông thủy tổ chúng ta lại một lần nữa theo vua xuất chinh. Tả đô đốc Lê Hy Cát, hữu đô đốc Lê Cảnh Huy đem 1 vạn quân tiếp ứng theo sau.

Quân ta toàn thắng chiếm kinh đô Ðồ bàn, bắt sống Chiêm vương Trà Toàn, truy kích quân Chiêm đến tận đèo Cả.

Ngày 11 tháng 3 năm 1471 xa giá hồi loan.

Ngày mồng 1 tháng 6 năm Hồng đức nhị niên (1471), vua xuống chiếu lập Thừa tuyên Quảng Nam đạo gồm đất Ðồ bàn, Ðại chiêm và Cổ lũy, chia làm 3 phủ Thăng hoa, Tư nghĩa và Hoài nhơn. Phủ Thăng hoa gồm ba huyện là Lệ giang (Lê dương), Hi giang (Duy xuyên) và Hà đông (Tam kỳ, Tiên phước). Phủ Tư nghĩa gồm 3 huyện là Bình sơn, Mộ hoa (Mộ đức) và Nghĩa giang (Tư nghĩa và Nghĩa Hành). Phủ Hoài nhơn gồm ba huyện là Bồng sơn , Phủ ty (Tuy phước ) và Tuy viễn (An nhơn), lấy núi Thạch bi ở cuối đất Phú yên gần đèo Cả làm ranh giới Chiêm Việt.

Bấy giờ đất đạo Quảng Nam còn rừng rậm hoang vu, nhà vua lệnh cho con cháu Hoàng tộc vào đây khai hoang lập ấp, tạo nên thế phên dậu cho triều đình. Con dân chư tộc phái khác cũng nhận chỉ vào Nam an cư lập nghiệp, theo quân đội trấn đồn, động vi binh, tịnh vi dân.

Theo các tư liệu lưu trử Ông Lê Văn Bích tức Ông Lê Văn Quang Sinh năm 1788 người Tộc Lê Hữu trong làng, là anh rễ Ông Phạm Hữu Nghi . Danh thần Phạm Hữu Nghi triều Minh Mạng
(明 命; 1820-1841), Thiệu Trị (紹 治; 1807–1847), tự là Trọng Vũ, hiệu là Đạm Trai, tên cũ là Phạm Hồng Nghi, tổ tiên vốn người Nghệ An, sau di cư vào lập nghiệp ở Quảng Nam Ông Sinh năm 1797 Năm Đinh tỵ và mất năm 1862 năm Nhâm Tuất Hưởng thọ 65 tuổi là Ông nội Tiến sĩ Phạm Liệu Ngũ phụng tề phi đất Quảng Nam. Quê làng Trừng Giang, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam nay thuộc xã Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Ông Nghi cậu ruột Ông :Phạm Phú Thứ (chữ Hán: 范富恕; 1820 – 1883) người làng Đông Bàn là một đại thần triều nhà Nguyễn. Ông cùng với Nguyễn Trường Tộ là những người có quan điểm Canh tân đất nước trong những năm cuối thế kỷ 19.
Tiên tổ chúng ta đến đây khai cơ lập nghiệp vào khoảng cuối thế kỷ XIV (1490-1500). Cũng khoảng thời gian này, lấy thế thứ của họ chúng ta đến nay đối chiếu thì thấy rất phù hợp, xác đáng.
Họ Lê Văn Hữu Tộc ta tính từ đời Đệ Nhất Thủy Tổ Ông Lê Văn Đạo sinh hạ: Đệ Nhị Thủy Tổ: Ông Lê Nguyên Phong ( Tức Lê Văn Phong ) có bia đề Đại nam Tiền triều cáo thọ Oai nghiêm Tướng quân Trừng xuyên Triệu cơ Đề đốc Lê Nguyên Phong Thị Trung cẩn Quý công , Ông Lê Nguyên Phong Sinh hạ Đệ Tam Thủy Tổ: Lê Văn Dưỡng, tính đến ông Ông Lê Văn Quang ( 1787) là 10 đời.
Vào năm 1832 ông cùng Ông Nghi đệ đơn xin đất cho Làng Trừng giang ở nên đổi chử lót Lê Văn trở thành Lê Hữu và giữ mãi đến nay, con cháu phát triễn trên mọi miền đất nước, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Và làng Trừng giang trước đây thường lấy căn làm gốc : Phát nguồn tứ tộc : hai Lê, hai Phạm ( Từ đó đến bây giờ họ Lê Văn thường gọi Họ Lê Hữu bên này là anh, ngày hôm nay vẫn còn lưu mãi ) Kế đến là : Châu, Lương, Trần, Thi…….

“Lê Tôn thực lục phổ ký” của Viện bảo tàng Chí Linh – Thanh Hóa
1. “Nhân vật họ Lê trong lịch sử Việt Nam” – NXB Đà Nẵng
2. “Lục độ tập kinh” và “Lịch sử khởi nguồn dân tộc ta” – GS.TS. Lê Mạnh Thát
3. “Ô Châu cận lục” – Dương Văn An – NXB Khoa học và Xã hội
4. “Bước đầu tìm hiểu họ ta”
5. Ghi chú: Nếu có gì sai sót xin quý vị hoan hỷ bổ túc tư liệu để được hoàn chỉnh hơn.
Gia Phả LÊ HỮU Tộc
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc LÊ HỮU Tộc.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc LÊ HỮU Tộc
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.