GIA

PHẢ

TỘC


HỮU
-
ÁI
NGHĨA
-
ĐẠI
LỘC
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ
Cây xanh tán rộng nguyên tại gốc
Dài sông lớn biển bởi do nguồn
--------------oOo-------------

Thủy tổ Lê Hữu làng Ái Nghĩa có nguồn gốc từ Lê Hữu Làng Lệ Sơn Tiền hiền thủy tổ Lê Hữu làng Lệ Sơn là Ngài Lê Đạo (Lê Đại Đạo) Hiệu Thiếu úy. Ngài Lê Đạo con của ngài Lê Trừ - Hoằng Dũ Đại Vương (Ngài Lê Trừ là anh ruột của vua Lê Thái Tổ), em ruột của các ngài Lê Khôi - Chiêu Huy Đại Vương, Lê Khang - Hiển Công Vương, Lê Khiêm - Xương Quốc Công.
Ngài Lê Đạo vào trấn Nghệ An không rõ từ năm nào, theo tìm hiểu thì năm 1446 vua Lê Nhân Tông xuống chiếu cho con cháu Lê Hoàng Gia Tộc thuộc 4 hệ 9 chi gồm tất cả 281 người nhận chiếu chỉ tiên vị cùng với 20 vạn quân lên đường tăng viện vào Nam để đánh đuổi quân Chiêm Thành Bí Cai, quân ta toàn thắng bắt sống Chiêm Vương Bí Cai đêm về Đông kinh, lập cháu của Bí Cai là Mã Kha Qui Lai lên làm vua Chiêm mới, giữ nguyên bờ cỏi lấy đèo Hải Vân làm ranh giới của hai nước. Ngài Lê Đạo hiệu Thiếu Úy là một trong 281 vị cầm quân vào nam đợt này, sau khi trả lại đất Chiêm Thành có thể ngài Lê Đạo được vua sai phái về trấn thủ thành Nghệ An.
Vào năm 1470 Ngài lại tiếp tục lên đường vào Nam một lần nữa, được biết Ngài ra đi từ Thần Phù Trấn Nghệ An theo tổng ban lệnh động binh của vua Lê Thánh Tông để đánh quân Chiêm Vương Trà Toàn. Sau khi đánh toan quân Chiêm Thành, vào ngày mồng 1 tháng 6 năm Hồng Đức Nhị Niên(1471) Vua xuống chiếu lập Thừa Tuyên Quảng Nam Đạo gồm đất Đồ Bàn, Đại Chiêm và Cổ Lũy, chia làm 3 phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Hoài Nhơn. Ngài Lê Đạo được Vua sai phái ở lại trấn giữ và khai hóa vùng đất phía bắc Đại Chiêm, Ngài lập nghiệp và sanh hạ con cháu tại làng Lệ Sơn, phủ Thăng Hoa nay là thôn Lệ Sơn, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Ngài Lê Đạo sanh hạ Lê Hữu Cốc
Ngài Lê Hữu Cốc sanh hạ Lê Hữu Minh
Ngài Lê Hữu Minh sanh hạ Lê Hữu Lỗ (vợ là bà Đoàn Thị Liểu)
Trải qua bao nhiêu năm chiến tranh hoặc thiên tai lũ lụt phả hệ mục nát hết một đoạn không truy cứu được, chỉ còn rõ ràng từ đời ngài Lê Hữu Khánh:
Ngài Lê Hữu Khánh sanh hạ:
Lê Hữu Thành; Lê Hữu Dạng; Lê Hữu Cái; Lê Hữu Tuất; Lê Hữu Quang; Lê Hữu Ân; Lê Hữu Thuyên

Năm 1780 Đất nước loạn lạc các Ngài lánh nạn làm ăn lập nghiệp các nơi:
Ngài Lê Hữu Thành - Làng Đại An, Đại Lộc (Phái Đại An)
Ngài Lê Hữu Dạng - Làng Đức Hòa, Đại Lộc (Phái Đức Hòa)
Ngài Lê Hữu Cái - Làng Ái Nghĩa, Đại Lộc (Phái Ái Nghĩa)
Ngài Lê Hữu Tuất - Làng Phước Vinh, Hòa Vang (Phái Phước Vinh)
Ngài Lê Hữu Quang - Ở lại quê cha đất tổ Lệ Sơn (Phái Lệ Sơn)
Ngài Lê Hữu Thuyên - Trung Phước, Quế Sơn
Ngài Lê Hữu Ân - Không biết tung tích.

Năm 1780 hậu duệ của Ngài Lê Đạo(Lê Đại Đạo) là Lê Hữu Cái và vợ là bà Nguyễn Thị Tề rời mãnh đất Lệ Sơn quê hương ông bà gầy dựng, đi tìm một nơi khác đất đai màu mỡ, phong phú hơn để lập nghiệp. Ven theo dãy Sơn Gà, Ngài dừng chân bên dòng sông Vu Gia thơ mộng quanh năm mang phù sa về làm giàu cho đất, nơi đây bấy giờ gọi là Ấp Nhất, Ấp Nhì, Ấp Ba và Ấp Tư, nay là khu Nghĩa Nam và Khu I Thị Trấn Ái Nghĩa, lập nên phái Ái Nghĩa, sanh hạ con cháu đến ngày hôm nay là 11 đời với hơn 500 nhân khẩu. Thời gian nối tiếp trôi qua và trôi qua, có lúc vì hoàn cảnh chiến tranh và cũng có khi vì miếng cơm manh áo, con cháu Tộc Lê Hữu phái Ái Nghĩa cũng có người phải rời bỏ quê hương yêu mến để đến một phương trời xa, đất khách quê người tìm kế sinh nhai và cũng có người ở lại với mãnh đất quê hương nơi chôn nhau cắt rốn để gữ gìn mồ mã ông bà và thờ cúng tổ tiên.Dù ở xa nơi góc bể chân trời tất cả con cháu tộc Lê Hữu Ái Nghĩa luôn luôn nhớ về tiên tổ.
Tiên tổ gieo trồng nền ruộng phúc
Cháu con canh tác nếp vườn nhân.

...Suy tìm trong văn tế của gia tộc: "Truy lịch sử xưa quê Tiên Tổ thuộc xã Thần Phù, trấn Nghệ An. Dĩ bắc di lai đời thượng cổ vào Nam cư quê xã Lệ Sơn, Huyện Hòa Vang" thì đến nay (2013): "vùng đất Thần Phù là tên một địa danh lịch sử xa xưa, gắn với nhiều truyền thuyết, thực chất là một vùng đất nằm 2 bên cửa biển cũ nay đã ở trong đất liền thuộc ranh giới giữa 3 Huyện, chính xác là 3 xã: Xã Nga Điền, Nga Sơn, Thanh Hóa; xã Yên Lâm, Yên Mô, Ninh Bình và xã Lai Thành, Kim Sơn, Ninh Bình. Ngày nay khu vực này đã được phù sa bồi đắp thuộc lưu vực Sông Càn, con sông cùng với dãy núi Tam Điệp là ranh giới giữa 2 miền Trung- Bắc của Việt Nam." HOÀNG VIỆT- Báo pháp luật và Đời sống số 13(171) ra từ 24- 30.3.2013. Trang 11. Địa danh lịch sử là tấm bia có khắc chữ "Thần" trên vách đá xã Nga Thiện, Nga Sơn, Thanh Hóa, phải đi ngược dòng sông Hoạt từ ngã ba sông Chính Đại (xã Nga Điền) để xuôi về Nga Thiện. Theo tài liệu vào năm Tân Mão 1771 có ghi Trịnh Sâm đi thanh kỳ qua vùng này cho người khắc chìm dưới chữ "Thần" dòng chữ "Nhật Nam nguyên chỉ đặc sai". Lê Hữu Ngọt sưu tầm vào xuân Giáp Ngọ 2014.
Gia Phả LÊ HỮU - ÁI NGHĨA - ĐẠI LỘC
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc LÊ HỮU - ÁI NGHĨA - ĐẠI LỘC.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc LÊ HỮU - ÁI NGHĨA - ĐẠI LỘC
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.