GIA

PHẢ

TỘC

Chi
họ
Cao
Minh
Triết
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ

                                                                          PHẦN MỞ ĐẦU

Họ Cao (chữ Hán: 高 ), có ở Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Ở Việt Nam người họ Cao đầu tiên được chính sử ghi lại là  Cao Lỗ người Kinh Bắc. Ông là thừa tướng của An Dương Vương, ông đã sáng chế ra loại nỏ có nhiều rãnh bắn được nhiều mũi tên để trong truyền thuyết gọi là nỏ thần, do can gián vua trong việc Mị Châu Trọng Thủy bị rèm pha phải chết oan, hiện nay đền thờ ông ở Gia Bình Bắc Ninh và ở Diễn Châu, Nghệ An. Ông được tất cả các chi họ Cao coi là tiền đại viễn tổ của dòng họ Cao. Cao Biền - quan Tiết độ sứ nhà Đường - kính trọng và ngưỡng mộ Cao Lỗ qua câu thơ "Đẹp thay đất Giao Châu, dằng dặc giải thiên thâu, người xưa nay được thấy, thỏa tấm lòng bấy lâu"  được ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư, ngoại kỷ, quyển 1 trang 7. Cao Biền, người nổi danh trong lịch sử bởi quan điểm "Làm việc gì để giúp dân sinh, nếu không theo lòng riêng thì có khó gì", ông xây thành Đại La và mặc dù không xưng vương vẫn được Lý Công Uẩn gọi là Cao Vương (trong chiếu dời đô). Cao Bá Quát, người suốt đời chỉ có thể " cúi đầu trước hoa Mai" cũng là một khí phách đáng kính trọng. 

Kể ra vài nhân vật họ Cao để thấy rằng Họ Cao tuy không phải là một dòng họ Vương giả nhưng luôn là những đức tính trung thực, thẳng thắn, tự lực và tôn trọng sự thực, biết quý trọng nhau và trọng nghĩa khinh tài. Những gì chúng ta cảm nhận được cũng có trong các cụ họ Cao ta ở làng Xuân Cầu.

Làng Xuân Cầu: Theo cuấn Biên niên sử Trung Đại Việt, khoảng thế kỷ thứ bảy sau công nguyên, nhà Đường đưa dân Trung Hoa lưu vong trên đất Việt đi khai hoang lập đồn điền, Hương ấp. Phú Thị, Tân kiều (nay là Xuân Cầu) là hai khu gia binh của quân đô hộ. Đến thời Lê, Tân kiều đổi thành Hoa Cầu thuộc Huyện Tế Giang, Phủ Thuận An, Trấn Kinh Bắc . Đến đời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn đọc chệch thành Huê Cầu (do mẹ vua tên là Phạm thị Hoa). Thời thuộc Pháp, Đồng Tỉnh ghép với Huê Cầu thành Tổng Huê Cầu, phủ Văn Giang, Tỉnh Bắc Ninh. Sau năm 1945 cùng Đồng Tỉnh là xã Xuân Cầu rồi nhập vào xã Nghĩa Trụ, huyện Mỹ Văn, Tỉnh Hải Hưng; nay là làng Xuân Cầu  thuộc Xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, Hưng Yên. Trong làng cổ Xuân Cầu có rất nhiều dòng họ như: họ Nguyễn, họ Tô, họ Hoàng, họ Quản, họ Đặng, họ Vũ, họ Lê v.v. và họ Cao. Các cụ Họ Cao ta (Cao Triết) - Theo những ghi nhớ lại được của một số bậc cao tuổi trong họ và trong làng - xưa kia có ngôi nhà gỗ 5 gian lợp ngói ta, có đủ hoành phi, câu đối, gia phả. Điều đó chứng tỏ các cụ ta chí ít cũng là bậc “Nhà giàu thú quê”. Trong kháng chiến chống Pháp - Ngôi nhà tổ của gia đình ta bị Pháp bắn cháy. Gia phả dòng họ và hoành phi, câu đối được giấu đâu chưa rõ. Sau đó là những năm kháng chiến, rồi hoà bình, rồi chiến tranh chống Mĩ: Cả dân tộc chìm trong khói lửa và dòng họ Cao cũng vất vả góp công cùng cả dân tộc đánh đuổi ngoại xâm. Sau ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước -những ngươì con họ Cao lại bươn chải trên các con đường, trong nhiều lĩnh vực công việc. Từ Giáo Dục Đào Tạo, Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp đến Nông nghiệp để góp công sức cùng nhân dân cả nước xây dựng lại Quê hương - Đất nước. Suốt những năm bao cấp khó khăn, thiếu thốn nên việc khôi phục lại những giá trị của cha ông, tìm hoặc phục hồi và viết tiếp Gia Phả không thể thực hiện được do sự khó khăn của gia tộc trongkhó khăn chung của cả dân tộc. Thế rồi ngày, tháng qua đi - những lớp người được chứng kiến những ngày tháng bi hùng của dân tộc, những mất mát của gia tộc - đã theo nhau về với Tiên Tổ vãn cả rồi. Giờ đây chỉ còn cụ Cao Thế Khải (cụ đã mất năm 2004). Năm 1998 ông Cao Đắc Lãng về nghỉ hưu và rồi tư tưởng khôi phục lại gia phả của dòng họ đươc phôi thai từ đây. Qua lời kể của cụ Khải, ông Lãng đã ghi lại và cùng với những gì còn nhớ được ông đã phác thảo lại được tổ chức chi họ Cao, bắt đầu từ cụ Cao Triết. Năm 2002 cháu trưởng Cao Tuấn Long - với sự mong muốn khôi phục và bảo tồn gia phả dòng họ, củng cố nền nếp gia phong đã được hình thành từ mấy đời nay để lấy đó làm nguồn sinh khí thiêng liêng của dòng họ, làm chỗ dựa tinh thần cho các thế hệ tiếp theo - đã tiến hành ghi lại các số liệu của cha ông và tham khaỏ các tài liệu của gia đình, các số liệu của các chi Họ - làm cuốn Gia phả họ Cao (chi Cụ Minh Triết) và nhờ sự giúp đỡ của Việt Nam Gia Phả để tạo và quản lý gia phả này trên VNGP. Gia phả này sẽ được lưu giữ và bổ sung nội dung các việc trong toàn Họ Cao (chi cụ Cao Triết) và sẽ được chắp nối với gia phả cũ và các chi họ Cao khác nếu tìm thấy được gia phả cũ hoặc các chứng cứ liên quan rõ ràng, cụ thể về mối quan hệ.


Việc quản lý và nhập thêm nội dung cho gia phả sẽ được thực hiện theo tinh thần của bản Tộc ước, gia phả họ Cao (Minh Triết)

  VÀI NẾT VỀ THỦY TỔ

Cụ
Cao Minh Triết
sinh năm 1839, Cụ mồ côi, phiêu
bạt từ đâu tới chúng ta không được biết, (chỉ biết rằng vào những năm 1854-1855
Họ Cao ở khu vực Phú Thị, Bắc Ninh đang rất suy vi do án chu di tam tộc của
triều đình Tự Đức đối với Cao Bá Quát, các cuộc lùng bắt thân tộc họ Cao và nghĩa quân Mỹ Lương
sảy ra thường xuyên - theo Đại Nam thực lục chính biên). Cụ là nhà nho dạy học tại Cải Đan (nay là làng Cải Đan huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên, ở tổng Huê Cầu có bà Mười quen biết với Cụ là vợ quan tuần phủ, bắt cụ về quê làm Lý trưởng (do đó có tên gọi là Lý Triết)
Tuy
làm Lý trưởng nhưng chắc Cụ rất liêm chính cho nên gia cảnh cũng nghèo nàn. Khi
còn lang bạt dạy học ở vùng Cải Đan, Thái Nguyên. Cụ rất được các môn sinh kính trọng
. Bằng
chứng là: theo cụ Cao Thế Khải nhớ lại - ngày giỗ ông (tức giỗ cụ lý Triết) thường có các môn sinh từ tận Cải Đan về cúng tế, những môn sinh của cụ là những nghĩa quân kháng chiến (chống Pháp 
hoặc
triều đình nhà Nguyễn) nên còn mang theo khí giới và bị chính quyền bố ráp. Và rồi trong suốt quãng đời còn lại, cụ đã giữ lối sống
liêm khiết thanh bạch nên đã truyền lại cho con trai lối sống Nho gia thanh
bạch đó, điều này được thể hiện qua cách sống "Nhà giầu thú quê" với
ngôi nhà 5 gian lợp ngói ta bị Pháp bắn cháy năm 1952, (giờ chỉ còn lại 1 bể cá
nhỏ bằng đá xanh nguyên khối đục thời nhà Lê, hiện nay còn để ở nhà thờ) dù ở tuổi xế bóng phải nương nhờ nơi đất
khách quê người.  

 Do không tìm được gia phả của tổ tiên nên việc
xác định phả hệ từ các đời trước không thực hiện được. Họ Cao đã chép gia phả
từ đời Cụ Cao Triết là người bắt đầu định cư tại Xuân Cầu làm người khởi Tổ chi họ Cao (Minh Triết).

Cụ
Cao Tế sinh năm 1884, mất ngày 13/7/1936 tại Xuân Cầu. Cụ mồ côi mẹ, cha lại là một nhà Nho đang thời suy bấn nên cụ không
được học hành cao mà phải làm lụng vất vả (theo lời kể cụ Cao Tải khi tôi còn
bé, Cụ Tế thường phải lội xuống ao lấy bèo cả khi giá rét do dì Ghẻ bắt
...CTL). Dù vậy Cụ vẫn giữ được lối sống lễ nghĩa của con một nhà Nho, nuôi dạy
các con sống có lễ độ và nghĩa khí. Bằng chứng là những người con trai của Cụ
đều là những người sống có nghĩa khí và được kính trọng. Cụ bà Nguyễn Thị Thoái là con gái Cụ Nguyễn Nhất (người cùng làng). Cụ Thoái làm ruộng và buôn bán vải, trong thời lụt lội do vỡ đê Văn Giang hồi đầu thế kỷ XX, khi đi chợ Cụ bị cướp làm lật thuyền chết ngày 14/9/1926.

- Cụ Tế và Cụ Thoái có 6 con trai là Cao Xuân Tải; Cao Chế Thân; Cao Chế Nghi; Cao Thế Khải; Cao Xuân Vinh và Cao Xuân Cát. Cả 6 Cụ đời 3 đều có lối sống giản dị, thanh bạch, có cụ được tặng bằng "Có công với nước", có Cụ là Liệt Sỹ, Các Cụ đã sống và lao động lương thiện, đoàn kết anh em, yêu thương đồng loại, được xã hội tôn trọng, là tấm gương noi theo cho con cháu về sau. Chi tiết tiểu sử và cuộc đời, gia thế của các Cụ được ghi trong cuấn Gia phả Họ Cao.

- Phả ký là một phần của bộ gia phả, việc viết phả ký do thư ký hội đồng gia
tộc Cao Tuấn Long viết trên nguyên tắc ghi lại các sự việc sảy ra trong Họ một
cách trung thực. Phả ký sẽ được lưu truyền trong Họ, người thực hiện viết tiếp
sẽ do Hội đồng gia tộc phân công và cũng phải tuân thủ Tộc ước và nguyên tắc
trung thực, tôn trọng sự thật. 
 Việc quản lý và nhập thêm nội dung cho gia phả sẽ được thực hiện theo tinh thần của bản Tộc ước, gia phả họ Cao (Minh Triết).

    Dưới đây là phần phả ký của gia phả này,
bắt đầu từ ngày tái thành lập Họ năm 2005.

                                                                                                   PHẢKÝ

NĂM 2005

THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG GIA TỘC

Để chuẩn bị cho việc thành lập Họ, ngày 27/5/2005 (Ất Dậu) đại diện các chi họ Cao là con cháu cụ Cao Triết họp tại nhà ông Cao Đắc Lãng, các thành viên đã nhất trí việc khôi phục lại Họ Cao chi cụ Cao Minh Triết, bầu ra hội đồng gia tộc (Gồm 7-8 người) để bàn và thực hiện việc họp họ, tìm và khôi phục gia phả dòng họ. Tinh thần là:

 - Tr­uíc hÕt lµ kh«i phôc l¹i gia ph¶ dßng hä,
ch¾p nèi dßng hä ®Ó x©y dùng, gi÷ g×n b¶n s¾c d©n téc, ph¸t huy truyÒn thèng tæ
tiªn, phÊn ®Êu cã nhiÒu con, ch¸u giái giang, hiền thảo. 

-     BÇu ra héi ®ång gia téc gåm 7 người; ChÐp tiÕp gia ph¶ - S¬ ®å dßng họ;  Thµnh
lËp quü hä từ suất đinh hàng năm thu của cac trai họ Cao; 
LËp bµn thê hä ; Chọn ngày họp họ 13/7 hàng năm (hoặc ngày T7; CN trước gần nhất).

NĂM 2006

 -       Ngày 13/7 họp Họ lần thứ nhất: Thành phần đông đủ gồm các Cụ đời thứ 3 (Cụ bà Khải, cụ bà Cát); cùng toàn thể các Ông đời thứ 4 và toàn thể các tráng đinh trong Họ cùng vợ và con cháu, các nữ họ Cao cùng chồng và con cháu từ Hải Phòng, Thái Nguyên, Hà Nội hội tụ về làng, các thành viên
khác gồm có khách mời là Ông Cao Đại Thành đại diện họ Cao Xuân Cầu, phát biểu về dòng tộc, tính cách con người họ Cao trọng nghĩa khinh tài. Họ nhất trí chọn nhà ông Trưởng họ tạm làm Nhà thờ tổ trong khi chưa khôi phục được nhà thờ cũ của các cụ để lại
, ở làng Xuân Cầu - Văn Giang - Hưng Yên (trước đây thuộc tỉnh Bắc Ninh).

- Lập bàn thờ tổ tại nhà ông trưởng họ: Bài vị đặt bằng đá quý tại Lục Yên - Yên Bái với nội dung do cụ đồ viện Hán Nôm Phạm Như Tiên (người Kim Động định cư tại Đồng Tỉnh) với nội dung " TAM KỲ THÔN CAO TỘC TIÊN TỔ LIỆT VỊ - Cận tổ Cao Minh Triết" bằng nguồn quỹ họ. Ban thờ bằng gỗ gụ đặt tại Đồng Kỵ - Bắc Ninh do cháu trưởng Cao Tuấn Long cung tiến.

NĂM 2007

- Ngày 5/2 (18/12 bính Tuất) cụ Nguyễn thị Khuyên mất tại An Dương, Hải Phòng. Tang lễ được tổ chức tại nhà ông Cao Đắc Bằng. Họ đến viếng đông đủ.

- Ngày .. cụ Nguyễn thị Lỳ mất tại Xuân Cầu. Tang lễ được tổ chức tại nhà ông Cao Quốc Đạt. Họ đến viếng đông đủ.

Ngày 25/8 hội đồng gia tộc họp: Bàn việc lập lại gia phả, việc đào tìm hoành phi câu đối ở nhà cụ Hai nhưng còn có ý kiến khác là có thể không có, mà có thì cũng đã hư hỏng do nhà ông Cường đã xây dựng lại. Khen thưởng cháu Cao Thùy Linh đạt giải thưởng quốc tế.

NĂM 2008

- Ngày 10/8 họp họ lần thứ hai: thành phần về dự gồm hơn 100 người, bàn việc lập bản tộc ước của dòng họ. Hội đồng gia tộc viết dự thảo tộc ước để lấy ý kiến cả họ. Khen thưởng cháu Cao Thùy Linh đạt giải thưởng quốc gia môn hóa học và trúng tuyển Đại học. Bàn việc triển khai tìm gia phả.

NĂM 2009

- Ngày 9/9 họp hội đồng gia tộc: chỉnh sửa lại bản dự thảo tộc ước theo tinh thần của cuộc họp họ năm 2008. Triển khai chép gia phả, sổ phả ký, sổ quỹ họ, số vàng truyền thống dòng họ.

NĂM 2010

Ngày 22/8 họp họ lần thứ ba: Biểu quyết nhất trí nội dung tộc ước, ông Cao Nhị nêu ý kiến và viết tặng một số chữ cùng câu đối ca ngợi công đức các cụ họ Cao bằng chữ Hán. Khen thưởng cháu Cao Thùy Linh; Cao Minh Đức; Phạm Thùy Linh đỗ đại học.

NĂM 2011

- Họ có thêm 3 rể mới; ông Minh (Hạnh); Nam (Hương); Tú Anh (Thùy).

NĂM 2012

- Ngày 26/8 họp họ lần thứ tư: Thành phần rất đông đủ, gồm

- Ông Cao Đắc Bằng mắc bệnh nan y điều trị tại bệnh viện ở Hải Phòng, ông Cao Xuân Hiển đã đến viện chăm sóc giúp đỡ rất tận tình.

NĂM 2013

- Ngày 6/5 (16/4 Quý Tỵ )Ông Cao Nhị mất đột ngột tại Gia Lâm, tang lễ tổ chức đơn giản do vợ ông theo đạo tin lành, gia đình không báo cho dòng họ nên chỉ có Cao Giang đến chia buồn.

- Ngày 21/9 bà Trần thị Phong mất tại Thịnh Đán- Thái Nguyên. Tang lễ tổ chức trang trọng tại nhà ông Tự. Họ có đại diện 6 chi đến viếng đông đủ.

- Ngày 21/11 (28/10 Quý Tỵ) bà Cao thị Sự mất vì tuổi cao, an táng tại nghĩa trang thôn Thọ Vực, xã Nghĩa Trụ.

Ngày 8/12 (6/11 Quý Tị) ông Cao Đắc Bằng mất vì bện nan y tại An Dương - Hải Phòng. Tang lễ được tổ chức trang trọng, ân tình. Hỏa & an táng tại nghĩa trang thôn Đào Yêu, An Dương, Hải Phòng.

NĂM 2014

- Ngày 3/8 họp Họ lần thứ năm: Thành phần về dự khá đông đủ (hơn 100 người), Họ bàn về vấn đề biểu quyết chọn hoành phi, câu đối cho nhà thờ. Thông báo về việc các ông bà xây giữ cho trong khu mộ Tổ. Khen thưởng đặc
biệt Cao Sơn Tùng đã đoạt giải trong kỳ thi Địa Lý Quốc gia năm 2014

- Ngày 24/10 tôi nghe tin Ông Cao Hữu bán nhà cho Tô Dũng (cháu Tô Ký là láng giềng gần) để mở mang nhà thờ họ Tô, chi Tô Ký. Thế là chúng ta đã không giữ được đất đai của tổ tiên để lại. Việc xây nhà thờ Tổ cần được tính lại.

 - Cao Xuân Nhiên lấy cô Mã Thị Vĩ người Thái Nguyên và sinh sinh Cao Thanh Tâm tại Kiến An, Hải Phòng.

NĂM 2015

-        
Ông Cao Xuân Việt đi lao động tại Nga và kết hôn
với bà Lê Thị Hiền người Hải Phòng, hôn lễ tổ chức tại Nga nên Họ không có ai
tham dự, sinh ra 
Cao Việt Tiến tại Nga,

    -    2015 Cao Thanh Mai lấy chồng là Nguyễn Văn Đức
ở Thái Nguyên;
 Cao Hồng Anh lấy chồng là Nguyễn Văn Quang ở Thái Nguyên; Cao
Hải Yến  lấy chồng là Nam ở Văn Giang.

    - Cao Xuân Nhiên sinh Cao Thanh Ngân tại Kiến An, Hải Phòng.

NĂM 2016

-      Nhà ông Lãng khởi công xây nhà ngang (nhà sàn) để ở, tu sửa lại ngôi nhà cũ của Cụ Tải để làm nhà thờ Họ.

    Ngày 23/12/2016 bà CaoThị Hải mất (tức ngày 25/11, chùng ngày giỗ Cha Cao Tải), họ đã phải hoãn giỗ
Cụ Tải và đi viếng đông đủ tại Kim Thành, Hải Dương ( 1929-2016 ), an táng tại xã Kim Anh, Kim Thành, Hải Dương.

-        
Ngày
2016 bà Cao Thị Định mất vì tai nạn giao thông (1960-2016), an táng tại Xuân Cầu.

NĂM 2017

-        
2017
họp họ lần 6 (do năm 2016 hoãn họp vì nhà ông Lãng xây sửa nhà), thành phần gồm
toàn bộ các thành viên trong Họ (105 người), cuộc họp đã nhất trí chon được nội dung đại tự
và câu đối cho nhà thờ là: 
TÔN LƯU MINH TRIẾT  là nội dung hoành phi, có ý nghĩa là cả họ lưu giữ và tôn kính giá trị Minh Triết và là tên của Cụ Tổ. Câu đối là: Hữu tác tiền tu kiêm xỷ đức ><Bất vong hậu thế cộng tôn thân (Có nghĩa là: Ông Cha đã tu tích được đức độ - đời sau không để mất đi những đức độ Ông Cha đã tạo dựng và đừng quên tự tôn thân mình). Giao cho hội đồng gia tộc tiến hành đặt chế tác để treo tại nhà thờ Họ. Hội đồng gia tộc gồm ông Cao Xuân Hồng; Cao Quôc Đạt, Cao Thanh Giang, Cao Tuấn Long cùng Cao Xuân Lợi đặt chế tác hoành phi câu đối bằng gỗ Hương đỏ sơn vàng. Đích tôn Cao Tuấn Long đặt thêm đôi câu đối treo nhà thờ họ là : Trung hiếu trì gia viễn ><Đức nhân xử thế trường (Có nghĩa là: Lấy trung hiếu để giữ nhà bền vững - dùng đức nhân xử thế lâu dài). Hoành phi câu đối treo trong nhà thờ Tổ tại Cao gia trang.

-        
2017
Cao Thị Dung  mất do tai nạn giao thông (1983-2017) tại Hải Phòng. Tang lễ tổ chức tại quê chồng ở Ân Thi, Hưng Yên

-        
2017
Cao Văn Linh lấy vợ là Tô Thùy Dương, người Đồng Tỉnh (là con gái thứ hai của ông Tô Tuyến)

NĂM 2018

-        
Ngày
2018 Cao Thanh Hồng lấy chồng là Đoàn Chiến ở Thụy Trung , Đình Dù, Văn Lâm.

-        
Ngày
2018 sinh Cao Nhật Tùng (con Cao Linh) thành viên đời thứ bảy đầu tiên của gia
tộc, ông Cao Thanh Giang và cả họ rất mừng. Cao Giang đã mang lễ báo cáo Tổ
tiên và có can rượu mời Họ uống trong ngày họp Họ.

-        
Ngày
19/8 họp họ lần 7: Thành phần gồm 28 gia đình (96 người) các thành viên trong Họ,
cuộc họp đã thống nhất chùng tu khu mộ Tổ. 

-        
Ngày
20/10 Cao Minh Đức lấy vợ là Trần Thanh Huyền người Hà Nội.

NĂM 2019

-        
Ngày
27/1 (tức ngày 22/12 năm Nhâm Thân) ông Cao Tự mất tại Thái Nguyên
(1932-2019), Họ đã tổ chức lên viếng gồm đại diện tất cả 6 chi, Ông muốn ông
Cường là thành viên hội đồng Gia tộc thay ông vì đang ở trên đất của Cụ Hai để
lại.

-        
Ngày
2019 Cao Sơn Tùng lấy vợ là Nguyễn Trà My, người Lào Cai

-        
Ngày
2019 sinh Cao Tuấn Minh, Cao Văn Linh không tham khảo gia phả nên đã đặt tên
con là Nhật Minh, sau ông Lãng góp ý thì Ông Bà của cháu đổi thành Cao Tuấn
Minh để không bị chùng với Cao Nhật Minh con Cao Xuân Phương.

- Tháng 12/2019 hội đồng gia tộc đã tiến hành chùng tu lắp mái, sơn lại khu mộ Tổ và lắp thêm cây đèn đá.

NĂM 2020

-        
Năm
2020 không họp Họ do tình hình dịch Covid.

-        
Ngày
9-4 cụ Lê Thị Liên mất (tức ngày 17-3 Bính Ngọ): Cụ mất vào thời gian có
dịch Covid 19, Họ có đại diện và vòng hoa đến viếng, các con cháu sống tại quê
hương Xuân Cầu cũng đến viếng và dự tang lễ đông đủ.

-        
Ngày
22/9 Cao Minh Đức sinh Cao Ngọc Trân tại Hà Nội.

NĂM 2021

-        
Ngày
5/4 Cao Sơn Tùng sinh Cao Nguyễn Bảo Ngọc.

-        
Ngày
14/6 bà Cao Thị Tân mất (1948-2021) tức 5/5 Tân Sửu. Bà đã bị hôn mê do
nằm nhà một mình bị tai biến từ 30/5/21. Do trong thời gian dãn cách xã hội để
chống dịch, Họ có các đại diện  và vòng
hoa viếng, tổ chức tang lễ. Bà Tân di chúc để lại tài sản nhà cửa cho cháu gái
là Thu (Con bà Cao Thị Lân).

-        
Ngày
16/11 (tức 12/10 Tân Sửu) ông Cao Ý mất. Họ có lễ viếng và phối hợp cùng
gia đình tổ chức tang lễ cho Ông trang trọng. Mộ táng cạnh khu mộ tổ tại nghĩa trang Xuân Cầu.

-        
Ngày
20/12 Cao Anh Tuấn sinh Cao Trần Nhật Linh.

NĂM 2022

-        
Ngày
31/1 Cao Thanh Giang bàn giao quỹ họ cho bà Triệu Thị Ánh (Vợ ông Cao Đạt), quỹ Họ còn
9.733.000đ nhưng còn nhiều suất đinh chưa đóng các năm 2020-2021 do dịch Covid
không họp họ được.

-        
Tháng
3/2022 Ông Cao Văn Hòa tổ chức gả chồng cho con gái út Cao Thị Hà ( lấy chồng là Phạm Quang Đạt ở Kiến An, Hải Phòng) nhưng không
mời họ hàng ở quê do dịch Covid 19 còn chưa dứt hoàn toàn.

-        
Ngày
27/4/2022 Ông Lê Văn Cao (Chồng bà Ty) mất. Ngày 28/4/2022 Đại diện Họ đi viếng
(do Ông Cao Xuân Hiển dẫn đầu) có gia đình cụ Ba; Ô. Hải (Quỳnh); b. Kim Anh;
Long, các chi khác gửi lễ viếng. Ông được an táng tại quê hương Kiền Bái-Thủy Nguyên - Hải Phòng.

-        
Ngày
22/5/2022 được sự nhất trí của ông Cao Xuân Hữu, các trai đinh trong Họ đã
chuyển bể đá do Cụ Triết để lại từ nhà ông Hữu về nhà thờ họ Cao ở Cao Gia
Trang. Đây là kỷ vật duy nhất còn lại làm chứng cứ chứng minh các cụ nhà ta đã
có cuộc sống tương đối khá giả, hoặc chí ít cũng là “nhà giầu thú quê” trong
giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Các trai đinh họ Cao đã thắp hương
kính cáo Tổ tiên, buổi lễ diễn ra trang nghiêm, các thành viên nguyện sẽ lưu
giữ kỷ vật của các Cụ, uống rượu mừng vui vẻ (ông Cao Tính đến nhưng không tham
gia ăn uống). Trong cuộc rượu mừng đã bàn đến nội dung họp Họ năm 2022 vào ngày
10/7 Nhâm Dần (tức 7/8/2022).

- Ngày 7/8/2022 họp họ lần thứ 8: thành phần gồm 36 gia đình (100 người, ông Cao Hòa đưa cả gia đình và con rể mới về ra mắt Họ), nội dung đi đến nhất trí chỉnh sửa một số điểm trong tộc ước cho phù hợp với thực tế hiện tại, xác định bàn thờ Tổ chính thức đặt tại nhà ông trưởng họ, trưởng họ có trách nhiệm giữ dìn ban thờ họ cùng ban tộc biểu, nâng mức quy định phúng viếng, nâng mức thưởng cho các cháu có thành tích học tập và đỗ đại học (phát phần thưởng cho 6 cháu đỗ đại học trong các năm có dịch covid 19). 

NĂM 2023

- Ngày 19/01 (tức 28 tháng chạp) bà Cao Thị Minh mất. Đại diện họ là Ông Cao Quốc Đạt cùng bà Lân và bà Nga đến viếng tại TP HCM (Họ chỉ gửi lễ viếng).

- Ngày 30/4 ông Cao Hữu gả chồng cho con gái út là Cao Thu Phương (chồng là Trần Hữu Trung người làng Đồng Tỉnh bên cạnh). Đám cưới rất đông vui.

- Ngày 10/5: Cao Sơn Tùng sinh con trai, đặt tên là Cao Sơn Lâm.

- Ngày 4/7 Bác Dần con Ông Xì, cháu cụ Nguyễn Trọng Khoan (anh cụ Nguyễn Thị Thoái đẻ ra các ông Tải - ông Cát) mất tại Tam Kỳ. Họ có vòng hoa đến viếng do ông Lãng dẫn đầu cùng đại diện các chi ở Tam Kỳ.

- Ngày 27/8 Hội đồng gia tộc họp tại nhà ông trưởng họ (ông Hữu không họp do bận việc, ông Cường không họp do đau ốm). Hội đồng đã tảo mộ, dâng hương kính cáo Tổ tiên. Các ông bà Quỳnh Hải, Lan Chanh cũng mang lễ về dâng hương.

- Ngày 29/10 ông Cao Xuân Hiển mất lúc 19h18' (15/9 Quý Mão). Lễ tang tổ chức tại Kiến An, có đủ đại diện các chi đến viếng. Cao Giang đại diện gia tộc tham gia ban lễ tang cùng địa phương. Thế là dòng họ mất một Trưởng chi tích cực trong các công việc Họ.

NĂM 2024

- Ngày 30/04 (tức 22 tháng ba) bà Cao Thị Lự mất do bệnh già và bị ngã (có phần bị đột ngột). Họ đã có lễ và vòng hoa đến viếng. Đại diện là Ông Cao Đắc Lãng và đại diện 5 chi (Chi Cụ Ba không về kịp, đến hôm sau có ông Việt và Nhiên về viếng). Tang lễ của Bà được bên Nội tộc họ Cao làng Xuân Cầu do ông Cao Đại Thành đại diện đứng ra tổ chức chu đáo, họ hàng Nội Ngoại rất đông.

- Ngày 11/8 (tức 8/7) họp họ: Có hơn 100 người tham dự, đặc biệt có cả cháu của cô Cao Thị Yến từ Hàn Quốc về. Họ sinh hoạt vui vẻ, khen thưởng 3 cháu đỗ đại học và 1 cháu đoạt giải Tekowndo quốc tế Hàn Quốc. Đã thông báo cho cả họ về việc sửa tộc ước ghi rõ việc lấy nhà ông trưởng làm nhà thờ Họ, nhắc qua về việc lập quỹ sửa chữa nhà thờ.





























































































































Gia Phả Chi họ Cao Minh Triết
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Chi họ Cao Minh Triết.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Chi họ Cao Minh Triết
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.