GIA

PHẢ

TỘC

DÒNG
HỌ
NGUYỄN
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ
LỜI MỞ ĐẦU

“Chim có tổ người có tông”, “Cây có cội, nước có nguồn”, những câu ca dao nói lên đạo lý của con người Việt Nam chúng ta đã lưu truyền bao đời nay dẫu cho xã hội có nhiều biến động, thay đổi. Vì vậy việc truy tìm nguồn gốc tổ tiên, chăm lo mồ mả ông bà, là những điều gần như nằm trong tiềm thức của mỗi một người con Việt Nam.
Gia phả từ xưa đã được coi là Gia bảo lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, là nơi ghi lại toàn bộ lịch sử của một dòng họ. Thiết tưởng, khi xã hội bước sang một trang mới, những lề thói cũ gần như bị gạt bỏ và đi vào quên lãng, nhưng với những con người đặt chữ Hiếu, Trung lên hàng đầu của Nhân Nghĩa vẫn luôn luôn tìm về cội nguồn của họ. Đối với những con người tâm huyết mang trong mình nỗi day dứt muốn truyền lại cho con cháu đời sau biết được Tổ tông của mình do ai sinh ra, từ đâu đến, Tổ tiên mình công đức ra sao, các cụ đã khuất giờ đang yên nghỉ nơi đâu? Nhất là đối với những người phải rời xa quê hương và trú ngụ tại nơi xa quê, mỗi năm chỉ có thể về thăm quê được đôi ba lần thì day dứt, phiền lòng, rồi họ cũng phải tự hỏi mình rằng liệu sau này con cháu mình còn có nhớ tới cội nguồn, cố hương một thời những người đã sinh thành ra mình đã gắn bó, yêu thương? Gia phả sở dĩ được coi là Gia bảo bởi vì đó là lịch sử của Tổ tiên, là điều Tổ tiên muốn truyền lại cho con cháu đời sau. Bất cứ dòng họ nào, bất cứ cá nhân nào dù có tài năng lỗi lạc đến đâu cũng không thể viết được lại toàn bộ Gia phả của dòng họ mình mà chỉ có kế thừa từ đời trước truyền dẫn lưu truyền sang đời sau. Gia phả không chỉ chú trọng đến nguồn gốc, giỗ tiết mà trong Gia phả còn tiềm tàng những ý nghĩa sâu xa, tỉ mỉ ghi chép công đức Tổ tiên, khuyên nhủ con cháu từng điều, từng nết. Cũng nhờ vậy mà con cháu trong dòng họ giữ được tính Hòa Hiếu lâu dài, lại duy trì được mối tình luân lý. Bởi vậy nhờ những công đức và kinh nghiệm của những người đi trước lại thêm trí thông minh, sáng suốt của con cháu đời sau mà lấy làm căn bản để thực hiện chữ Hiếu và chữ Đức.
Thiết nghĩ như vậy, "mong con cháu đời sau chữ Hiếu có hiểu sâu xa thì cải lòng báo bản mới mong hết sức, chữ Nghĩa có hằng suy tưởng thì cái Đức tương lai mới được vững bền". Nay lập ra cuốn Gia phả này để mong con cháu không quên dòng dõi, Tổ tông mà lấy đó làm gương, nhớ ơn Tổ tông kẻo "thế đạo một ngày suy vi, nhân tâm một ngày sao nhãng" thì thật uổng cho cha ông một lòng lo đạo, lo đời, lo cho con cháu.
Nay kế tiếp Gia phả của tổ tông xưa kia, con cháu đời thứ VI chép nối với Nhan đề là cuốn Gia phả dòng họ Nguyễn tại Thôn Trực Trì, Xã Quốc Tuấn, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương lưu truyền cho con cháu đời sau tiếp tục ghi chép và giữ gìn.
Ông Tổ dòng họ Nguyễn chúng ta đến lập nghiệp tại xã Quốc Tuấn Huyện Nam Sách Tỉnh Hải Dương đã hơn 100 năm nay. Các bậc tiền bối họ Nguyễn đã cần cù lao động với mong muốn gầy dựng cho con cháu đời sau một tiền đồ sáng lạn hơn. Đất nước trải qua nhiều binh biến, các bậc tiền nhân và con cháu họ Nguyễn chúng ta cũng đã xả thân vì đại nghĩa. Tất cả những điều đó là những tấm gương sáng để con cháu học tập noi gương, tiếp tục truyền thống của gia đình và dòng họ để phấn đấu xây dựng một cuộc sống ấm no hạnh phúc cho chính bản thân mình và góp phần xây dựng cộng đồng xã hội. Trong thời kỳ chiến tranh, rồi hòa bình lập lại họ Nguyễn chúng ta chưa có điều kiện để dựng bộ Gia phả cho dòng tộc mình nhằm thắt chặt hơn nữa tình cảm giữa những người bà con ruột thịt, để có thể cùng nhau chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống, cũng như để nhắc nhở con cháu về truyền thống dòng họ mình, mà nó có thể là niềm tự hào và sức mạnh tinh thần quí giá trong hành trang của mỗi thành viên dòng họ trên con đường lập nghiệp. Sau ngày chấm dứt chiến tranh, đất nước thanh bình, trong dòng họ Nguyễn chúng ta có ông Nguyễn Chính (đời thứ V) đã có những tìm tòi, ghi chép về bà con dòng họ, ông Nguyễn Cần (đời thứ V) cũng bỏ công sức và nhờ cả đơn vị chuyên nghiệp lập dựng Gia phả để chuẩn bị xây dựng Gia phả cho dòng họ. Tuy nhiên đó chỉ là sự nhiệt tình đáng quí chứ chưa thể đem lại cho dòng họ một bản Gia phả hoàn chỉnh. Mặc dù vậy những công lao của ông Nguyễn Chính và Nguyễn Cần rất lớn vì chính từ mong muốn của các ông đã thôi thúc thế hệ con cháu phải suy nghĩ và bằng mọi cách phải thực hiện bằng được mong ước tốt đẹp và có Hiếu có Nghĩa đó. Thời gian cứ trôi qua như không hề chờ đợi một ai một sự việc gì, ông Nguyễn Chính cũng đã đến tuổi nghỉ hưu. Ông Nguyễn Cần cũng gặp phải những rào cản không đáng có trong việc lập Gia phả. Thiết nghĩ rằng, muốn xây dựng một bộ Gia phả hoàn chỉnh phải là những người tâm huyết trong dòng tộc xây dựng nên và cũng cần phải có thời gian, nhân lực và những chuyên môn nghiệp vụ nhất định. Vì thế bản thân tôi Nguyễn Kính Dân là Trưởng họ Nguyễn (Đời thứ VI) với sự đồng ý của những bậc cao niên hiện còn sống, đã nhất trí quyết tâm tìm cách xây dựng hoàn chỉnh bộ Gia phả họ Nguyễn thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Bản thân tôi đã tìm hiểu tài liệu hướng dẫn về Cách lập gia phả của Trung tâm nghiên cứu và thực hành Gia phả Tp.HCM. Tôi đã nhờ vào sự trợ giúp của phần mềm Việt Nam Gia Phả 1.3.5.1 của trang www. vietnamgiapha.com để lập nên bộ Gia phả của dòng họ Nguyễn.
Toàn bộ thông tin trong bộ Gia phà dòng họ Nguyễn được lập theo các thông tin truyền lại từ các cụ cao niên trong dòng họ, kết hợp với thực tế những gì còn lại của dòng họ qua bao nhiêu năm gìn giữ khôi phục và những hình ảnh sao chép lại. Tất cả các thông tin này sẽ được chỉnh sửa cho phù hợp với lịch sử (với điều kiện khi có cở sở và dữ liệu chính xác hơn những thông tin đã được ghi chép hiện tại trong Gia phả).
Việc xây dựng Gia phả, nhất là với những dòng họ không có Gia phả gốc như họ Nguyễn chúng ta là một việc làm hết sức khó khăn. Vì thực hiện trong một thời gian ngắn, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Công việc xây dựng Gia phả lại là công việc cần được tiến hành thường xuyên và liên tục, tôi mong rằng toàn thể bà con dòng họ Nguyễn chúng ta hãy cùng nhau tiếp tục tôn trọng sự thật, đoàn kết, góp sức xây dựng, bổ sung để Gia phả của chúng ta ngày càng hoàn chỉnh. Tôi mong muốn rằng khi xây dựng nên bộ Gia phả này nhằm mục đích giáo dục con cháu Hiếu Nghĩa với Tổ tiên ông bà và để kéo các con cháu trong dòng họ về gần nhau hơn chứ không phải nảy sinh mâu thuẫn từ những thông tin được ghi chép trong bộ Gia phả này.
Gia phả phải được cập nhật và ghi chép thường xuyên, mọi người trong dòng tộc khi có thay đổi, biến cố, hoặc sinh con phải báo ngay cho người có trách nhiệm ghi chép Gia phả để cập nhật. Cuốn Gia phả sau khi hoàn thành sẽ được dòng họ giao cho người nào trong dòng họ có tinh thần trách nhiệm và có trình độ để cập nhật, quản lý để làm sao Gia phả thực sự là Gia bảo của dòng tộc. Bộ Gia phả sau khi được hoàn chỉnh và in ấn xuất bản lần đầu tiên sẽ được trao cho mỗi gia đình một bộ gốc. Sau 10 năm hoặc tùy thuộc yêu cầu của dòng họ mà có thể tái bản sau khi đã cập nhật thêm thông tin. Tôi sẽ là người chịu trách nhiệm cập nhật thông tin và đăng tải toàn bộ thông tin ghi chép của Bộ Gia phả này cập nhật trên trang www.vietnamgiapha.com , tất cả mọi người có thể vào trang này để xem toàn bộ Gia phả của dòng họ. Mọi hướng dẫn để vào trang này để đọc Gia phả sẽ được hướng dẫn tại phần cuối của bộ Gia phả. Cũng qua đây tôi xin chân thành cảm ơn các tư liệu thông tin được ông Nguyễn Chính và ông Nguyễn Cần cùng nhiều người khác tìm hiểu lưu giữ và trao lại cho tôi, tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm nghiên cứu và Thực hành Gia phả Tp.HCM, trang www.vietnamgiapha.com đã giúp tôi hoàn thành bộ Gia phả này. Xin hoan nghênh sự hợp tác của rất nhiều bà con họ Nguyễn chúng ta trong quá trình dựng Gia phả trong thời gian vừa qua.
Chào thân ái và đoàn kết !
Mùa xuân năm Giáp Ngọ 2014
NGUYỄN KÍNH DÂN
Điện thoại : 098.3730313 - 090.3434348
Email : nguyenkinhdan@gmail.com ; nguyenkinhdan@yahoo.com

PHẢ KÝ:

Tập Gia phả này ghi chép lại cánh bà con trong họ Nguyễn là hậu duệ của cụ ông Thủy tổ Nguyễn Văn Kiệm , cụ là người mà cho đến hiện nay chúng ta xác định được cụ là người đầu tiên của dòng họ ta sinh cơ lập nghiệp tại thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương. Cánh họ Nguyễn ở đây có nguồn gốc từ họ Nguyễn từ đâu đến ta chưa có điều kiện tìm hiểu được và đề cập đến, nhưng ở phần phả ký, khi tìm hiểu về phát tích của dòng họ Nguyễn ở thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, chúng ta không thể không đề cập đến việc tại thôn Trực Trì thì chi thứ nhất đời thứ tư họ nhà ta mang dòng họ Trần, chi thứ hai đời thứ tư chúng ta mang họ Nguyễn. Như vậy việc cụ ông Kiệm mang họ Trần hay họ Nguyễn, cụ sinh năm nào, cụ mất năm nào, có bao nhiêu bà vợ, mộ phần hiện nay ở đâu vẫn là vấn đề mà tất cả con cháu trong dòng họ phải tìm hiểu và chứng minh được một cách rõ dàng.
Mọi thông tin về đời trước của cụ Kiệm gần như tất cả dòng họ chúng ta không có ai là người nắm rõ được. Tất cả mọi người trong dòng họ cần phải cố gắng hết sức tìm tòi và phân tích để xác định được một cách sâu xa hơn về gốc gác dòng tộc của mình.
Sự việc có thể nảy sinh mâu thuẫn trong dòng họ hiện nay là việc gốc tích dòng họ chúng ta là họ Trần hay họ Nguyễn, tuy nhiên đó là những điều tồn tại của lịch sử để lại mà chúng ta chưa hề hiểu hết và cũng chưa từng có ai có thể chứng minh được. Trong quá khứ, việc trong một dòng họ mà mang nhiều họ khác nhau sảy ra cũng nhiều và cũng là điều hêt sức bình thường trong xã hội phong kiến ngày xưa, với nhiều lý do khác nhau các cụ xưa kia phải đổi họ, đổi tên. Việc đổi họ, đổi tên không phải là tội lỗi của các cụ chúng ta ngày xưa mà chỉ vì lý do từ phía xã hội, cuộc sống, gia đình ép buộc hoặc đưa đẩy để các cụ chúng ta phải thay đổi họ, tên. Tuy nhiên chúng ta sẽ không đề cập đến vấn đề này nếu không có bằng chứng cụ thể chứng minh được. Chúng ta phải đặt vấn đề quan trọng nhất và hàng đầu là hiện nay chúng ta đã xác định được tất cả chúng ta trong dòng tộc Trần - Nguyễn này là chung huyết thống, là máu thịt, là cùng do một cụ Thủy tổ sinh ra.
Các thông tin không được rõ dàng cụ thể và chính xác như trên cũng đều do một lý do duy nhất là Dòng họ chúng ta không có Gia Phả gốc. Chính vì thế, ngày nay chúng ta cần thiết phải lập lại Gia phả của dòng họ, tuy muộn còn hơn không để sau này con cháu chúng ta không còn phải ân hận và nối tiếc những gì đã qua đi mà ta không còn lưu nhớ lại được. Đồng thời việc lập nên cuốn Gia phả của dòng họ còn nhằm mục đích là để nhắc nhở con cháu cố tránh hết sức để không mắc phải những sai lầm mà các thế hệ trước mắc phải, những thành viên của dòng tộc còn đang sống hãy tự cố gắng soi xét mình trước lương tâm, trước tổ tiên, dòng họ để sửa chữa khắc phục những sai lầm mình đã gây ra cũng như những thói hư tật xấu cần phải sửa chữa, cố gắng để làm sao càng về sau này thì mọi mối quan hệ trong dòng tộc phải thông hiểu rằng: "Kính trên, Nhường dưới, chuyện to thành nhỏ, chuyện nhỏ không có gì, thực lòng, cởi mở và thẳng thắn với nhau", tạo mối hòa thuận tâm giao của mọi thành viên trong dòng họ ngày càng khăng khít và thân mật hơn, mọi người phải thực sự quan tâm đến nhau nhất là trong những lúc tắt lửa, tối đèn và gian nan, hoạn nạn. Người Mạnh giúp người Yếu, người Giàu giúp người Khó để xây dựng dòng họ Nguyễn ngày càng phát triển và lớn mạnh.
Việc xây dựng bộ Gia phả của dòng họ Nguyễn ở thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn có gặp những khó khăn nhất định, bởi một số lý do như: dòng họ không có Gia phả gốc, thời chiến tranh bà con ly tán, phần mộ của những bậc thuộc các đời đầu đa số là bị mất mộ, mộ đất, không có bia, hoặc lẫn với các phần mộ của dòng họ khác, có chăng cũng chỉ là sự tôn tạo của con cháu trong những năm gần đây. Vì vậy, sự hiểu biết về Tổ quán cũng như Tổ phụ chỉ là những truyền ngôn, chưa được đầy đủ và chính xác.
Việc ghi chép lại phả hệ của dòng họ chủ yếu là dựa vào ký ức của các cụ và bà con hiện còn sống. Tuy nhiên việc xác định Tổ quán, phát tích dòng họ, việc xác lập mối quan hệ giữa các nhóm họ Nguyễn có quan hệ thân tộc hiện đã ra đi khỏi quê quán đã lâu và đang sinh sống trên nhiều nơi khác nhau thì việc dựa vào ký ức cũng có nhiều hạn chế.
Phần Phả ký này chủ yếu đề cập đến các vấn đề sau:
- Xác định Tổ quán và vị Thủy tổ.
- Nói lên được quá trình hình thành, phát triển của dòng họ.
- Những đặc điểm của dòng họ và mối quan hệ của dòng họ đối với xã hội.
- Nói lên những thông tin chủ yếu và cơ bản về lý lịch của các thành viên trong dòng tộc được đề cập đến (mọi thông tin cụ thể và chi tiết của từng thành viên trong dòng họ được nêu cụ thể trong phần Thông Tin của từng thành diên của dòng tộc).

Đến thời điểm hiện nay chúng ta xác định rằng tổ quán của chúng ta là Thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương. Qua tìm hiểu lịch sử của nhiều thế hệ và thông qua báo cáo của Ủy Ban Nhân Dân Xã Quốc Tuấn đã báo cáo tóm tắt đánh giá được lịch sử hình thành và phát triển của thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương. Chúng ta nhận thấy lịch sử của quê hương tổ quán chúng ta được khái quát như sau:
Nam Sách là huyện có lịch sử phát triển lâu đời, con người đến sinh cơ lập nghiệp khá sớm. Theo kết quả khảo cổ học gần đây nhất cho thấy ngay từ đầu Công nguyên, mảnh đất này đã có con người sinh sống.Tên Nam Sách không hiểu có từ khi nào chỉ biết rằng, Phạm Chiêm là một hào trưởng ở vùng Trà Hương (Nam Sách Giang) giúp Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và đã cưu mang con trai Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập năm 944. Sau khi giành lại ngôi vua Ngô Xương Văn xưng vương lấy hiệu là Nam Tấn Vương và Ngô Xương Ngập lấy hiệu là Thiên Sách Vương, mỗi người lấy một từ của tên "Nam Sách" để tỏ lòng ghi nhớ về vùng đất này. Đến đời nhà Lý cũng có tên là Nam Sách Giang. Nam Sách là nơi phát tích của hai dòng họ Việt Nam đó là dòng họ Phạm (Trà Hương) và họ Mạc (Long Động).Thời nhà Trần, Nam Sách là tên gọi của một xứ, bao gồm Chí Linh, Nam Sách, Thanh Hà và Tiên Lãng (Hải Phòng) ngày nay. Cuối thời nhà Trần, nó là tên gọi của một châu (Nam Sách châu) thuộc phủ Lạng Giang. Đầu thời kỳ Lê sơ, là tên gọi của một lộ, bao gồm Nam Sách thượng và Nam Sách hạ. Đến thời Lê Nhân Tông là tên gọi của một phủ. Đến năm 1466, Lê Thánh Tông chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, Nam Sách là một trong số đó. Tháng 4 năm 1469, nó lại chỉ là tên gọi của một phủ, do đạo thừa tuyên Nam Sách đã đổi thành Hải Dương. Trong thành phần phủ Nam Sách khi đó có các huyện Thanh Lâm, Chí Linh, Thanh Hà và Tiên Minh (Tiên Lãng ngày nay). Thời Hậu Lê, trụ sở phủ Nam Sách đặt tại Vạn Tải (nay thuộc xã Hồng Phong). Tới năm Gia Long 7 (1806) chuyển về Tổng Xá (xã Thanh Quang ngày nay). Năm 1898, bỏ cấp phủ. Tên gọi huyện Nam Sách có lẽ có từ khi này.
Nam Sách là vùng đất giàu truyền thống văn hiến và cách mạng. Nguời dân Nam Sách cần cù, năng động, sáng tạo. Từ xa xưa, Nam Sách luôn tự hào là vùng đất có nhiều danh nhân, khoa bảng, tiến sĩ nho học. Thời phong kiến, Nam Sách có tới 125 tiến sĩ và là huyện có nhiều tiến sĩ nhất cả nước. Đặc biệt, Nam Sách là nơi sinh ra một danh nhân văn hoá nổi tiếng làm rạng danh đất nước Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi tự là Tiết Phu, sinh năm 1272, ở làng Lũng Động (nay là Long Động), xã Nam Tân (Nam Sách). Ông sinh ra trong một gia đình khoa bảng, là ông tổ 7 đời của Mạc Đăng Dung, vua sáng lập vương triều Mạc (1527 - 1592). Đến tuổi đi học, Mạc Đĩnh Chi tỏ ra vô cùng mẫn tiệp, hết sức thông tuệ, được mệnh danh là thần đồng. Tại kỳ thi đại khoa năm Hưng Long 12 (năm 1304), vượt lên hàng nghìn sĩ tử, ông đỗ đầu đệ nhất giáp, tức Trạng nguyên, được đích thân vua Trần Anh Tông phê quyển. Qua gần 40 năm tham chính và 4 đời vua triều Trần, từng giữ Nhập nội Hành khiển, Tả bộc xạ (Thượng thư), 2 lần được cử đi sứ nhà Nguyên, với tư chất thông minh của một người làm chính trị, sự hiểu biết uyên bác kim cổ, tài hùng biện và khéo léo ứng xử của một nhà ngoại giao tài ba, Mạc Đĩnh Chi đã làm cho vua chúa nhà Nguyên kinh ngạc, thán phục, để rồi chuyển từ ngạo mạn, coi thường sang trọng thị con người đất Việt và tôn là một Trạng của nhà Nguyên. Chính vì thê, ông được gọi là "Lưỡng quốc Trạng nguyên". Tài chính trị, ngoại giao của Mạc Đĩnh Chi không những giúp cho các triều vua Trần giữ được hòa khí, bờ cõi được yên nguyên, trăm họ thoát bề binh biến chiến tranh, đất nước thái bình, thịnh vượng hàng trăm năm sau đó, mà còn mở mang bờ cõi xuống cả phía Nam. Bên cạnh chữ "Tài", hội tụ đủ đạo "tam quy" của các bậc thánh hiền và các vị vua anh minh triều Trần đương thời, Mạc Đĩnh Chi luôn giữ nếp sống thanh bạch, nghèo mà trong sáng của một kẻ sĩ, làm đến Thượng thư mà chẳng màng đến của cải, sản điền... Khi nghỉ quan, Mạc Đĩnh Chi về dạy học và mất năm 1346 tại quê nhà. Để tỏ lòng thành kính bậc hiền tài, nhân dân địa phương vô cùng ngưỡng mộ, tôn kính, đã xây dựng đền thờ ông tại làng Long Động (gọi là đền Long Động). Đền Long Động hằng năm được mở hội lễ tế vào ngày 10 - 2 âm lịch để tưởng nhớ một người con giỏi văn chương, mạnh khí phách, nêu gương cho người đời học tập.
"Thôn Trực Trì được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 13, thời khai sinh có tên là Ma Lộng Trang, Hộ Xá nay là Trực Trì, An Xá, Đông Thôn. Ban đầu có 8 dòng họ đến đây lập nghiệp, làm ăn, sinh sống, đó là: họ Trần, họ Lê, họ Nguyễn, họ Phạm, họ Vũ, họ Hổ, họ Mạc và họ Bùi. Đầu tiên dân cư thưa thớt rồi tăng dần, rất nhiều dòng họ phát triển đông đúc, riêng Trực Trì hiện nay đã có 16 dòng họ. Cùng với tiến trình của lịch sử người dân Thôn Trực Trì chịu thương chịu khó, tích cực lao động sản xuất làm ra của cải cho gia đình và xã hội, bên cạnh đó còn tích cực đấu tranh với bọn cường hào, phong kiến. Qua nhiều thời đại nhiều người đã đứng lên vận động nhân dân đấu tranh với bọn cường hào và giặc ngoại xâm. Đình làng là nơi được xây dựng nên để tưởng nhớ công ơn những người đã giúp dân, giúp làng và cũng là nơi để họp bàn việc làng, việc nước và tổ chức các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng trong nhân dân.
Đình Rồng tại Trực Trì được xây dựng vào thời Hậu Lê (năm Chính Hòa 1680-1705 đời vua Lê Hy Tông). Đình Rồng là nơi tôn thờ Đức Thánh Cao Sơn Đại Vương, phối thờ Chàng Vàng Bà Sấm, Búa Sắt. Cao Sơn Đại Vương tên thật là Nông Quý Cao sinh ra ở Quế Kinh (Tây Bắc), lớn lên rời về Lục Ngạn (Bắc Giang) rồi về Điền Trì làm ăn sinh sống. Vào thời Hậu Lê ông đi đánh giặc Đông Di thắng trận trở về Vua phong ông là Đại tướng quân nắm quyền Nguyên Soái rồi Quốc Chúa Đại Vương. Cuối đời ông về Điền Trì làm nghề dạy Hổ và cắt thuốc Nam cứu người. Ông mất năm 1676 niên hiệu Vĩnh Trị Lê Hy Tông. Ngày 16 tháng 05 năm Cảnh hưng thứ 44 (1783) ông được sắc phong Mỹ Tự "Chiêu võ hiển thánh Đại Vương", ngày 22 tháng 03 năm Chiêu Thống nguyên niên (1787) ông được sắc phong Mỹ Tự " Vĩ lược, Anh Duy, tế thế Đại Vương". Hiện nay còn lưu giữ được một đạo sắc phong tại Đình Rồng Trực Trì. Chàng Vàng bà Sấm và Búa Sét tên húy là Bùi Minh Tự thờ ở Đình Lẻ thôn Trực Trì (Đã bị phá trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp), sau này bà con rước ngài về phối thờ tại Đình Rồng. Hiện nay tại Đình Rồng còn lưu lại hai sắc phong Ngài thời Nguyễn.
Các ngày tế lễ tại Đình Rồng như sau:
Ngày 05 tháng 07 âm lịch lễ Thượng Điền
Ngày 05 tháng 04 âm lịch lễ Hạ Điền
Ngày 05 tháng 02 âm lịch lễ kỳ phúc
Ngày 11 tháng 02 âm lịch tế Nhập Tịch
Ngày 12 tháng 02 âm lịch tế Hậu
Ngày 13 tháng 02 âm lịch lễ chính hợp tế cả 03 làng tổ chức tế Cao Sơn Đại Vương
Ngày 15 tháng 02 tế giã đóng cửa Đình.
Hiện nay Đình Rồng đã được Tỉnh Hải Dương ra quyết định công nhận là Di tích lịch sử".
Trực Trì ngày nay phát triển bền vững bằng nghề nông nghiệp kết hợp nghề truyền thống thủ công làm nhang, bà con dân làng kết hợp cùng với địa phương xây dựng nhà cửa, đường làng ngõ xóm trong thôn khang trang sạch sẽ. Dân chúng đoàn kết tương thân tương ái, chăm lo nhà thờ tổ tiên và mồ mả ông bà rất chu đáo. Con cháu trong thôn hiếu học chăm ngoan, các dòng họ trong thôn tích cực tham gia phong trào xây dựng quỹ khuyến học cho con cháu mai sau.
Trên đây cũng là đôi nét viết về tổ quán của dòng họ chúng ta để con cháu biết tới và tự hào.

I. VỊ HỌ NGUYỄN CAO NHẤT Ở THÔN TRỰC TRÌ XÃ QUỐC TUẤN, HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG - CỤ ÔNG THỦY TỔ NGUYỄN VĂN KIỆM VÀ CON LÀ CỤ SƠ TỔ NGUYỄN VĂN TUÂN
Trước hết cần nói rằng họ Trần ở thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn, Huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương và họ Nguyễn sinh sống tại Thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định từ những năm 1952 là cùng một gốc. Bà con họ Trần ở thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn vẫn truyền miệng nhau rằng tổ tiên của mình những ngày đầu đặt chân đến Hải Dương là tại thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn. Song để đưa ra những yếu tố chứng minh cho điều đó thì chưa ai làm được. Vị họ Nguyễn cao nhất của cánh họ Nguyễn tại thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn, cả ông và bà đều không xác định được phần mộ. Nhưng cho đến lúc tiến hành dựng bộ Gia phả này, con cháu cũng không biết rõ họ tên, năm sinh, năm mất và hành trạng của ông bà. Chúng ta chỉ biết cụ tên Kiệm, ngoài ra không có thêm những thông tin gì khác.
Bằng tuổi tác của những người đã mất mà chúng ta còn ghi nhớ được và tuổi tác của những người còn sống thì chúng ta có thể suy đoán như sau: cụ ông Nguyễn Văn Hải tính đến năm 2013 là ở tuổi 95, cụ là con thứ 4 trong nhà, như vậy cụ ông Thẫm là con trai trưởng thì đến nay còn sống thì cụ vào khoảng 100 tuổi, cụ ông Bính sinh con đầu chắc chắn cũng phải ở tuổi 20, như vậy cụ ông Bính năm nay nếu còn sống thì vào khoảng 120 tuổi, ta coi như cụ Sơ tổ Tuân sinh cụ Bính năm 20 tuổi thì cụ Sơ tổ Tuân vào khoảng 140 tuổi (tức cụ sinh ra vào khoảng năm 1873), vị thủy tổ của dòng họ chúng ta - Cụ Kiệm tính đến năm nay vào khoảng 160 tuổi. Như vậy tạm thời ta xác định cụ Thủy tổ Kiệm sinh năm 1853, cụ được sinh ra và lớn lên tại thôn Trực trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương.
Cụ Thủy tổ Nguyễn Văn Kiệm thân sinh ra cụ Sơ tổ Nguyễn Văn Tuân, Tổ cô Nguyễn Thị Khuê và Tổ cô Nguyễn Thị Dung, Cụ Sơ tổ Tuân sinh ra Cụ ông Bính (tức cụ đội Bánh). Cụ Bính như đã theo ta suy đoán ở trên thì cụ sinh khoảng năm 1893 tại quê nhà.
Cụ ông Bính sinh ra và lớn nên tại thôn Trực trì, xã quốc Tuấn. Trưởng thành cụ làm công chức hải quan tại Hải Phòng. Cụ Bính có 02 người vợ, cụ bà vợ đầu là cụ bà Trần Thị Hiếu hạ sinh ba người con là cụ ông Trần Văn Thẫm, cụ ông Nguyễn Văn Định (mất sớm), cụ bà Nguyễn Thị Thêm (tức cụ bà Phòng), cụ bà Nguyễn Thị Sửu. Cụ bà vợ thứ hai của cụ ông Bính là cụ bà Phạm thị Bẫm sinh hạ được hai người con là cụ ông Nguyễn Văn Hải (sinh năm 1922, Cụ mất hồi 0 giờ 35 phút ngày 06/12/2013 (tức ngày 04/11/ Quý tỵ). Cụ hưởng thọ 92 tuổi. Phần mộ ở tại nghĩa trang quê nhà); Cụ Nguyễn Văn Bảo (sinh năm 1933 mất ngày 29/08/1994, phần mộ hiện tại ở nghĩa trang Hoa Đồng Tp.Nam Định)
Cụ ông Bính thân sinh ra cụ ông Trần Văn Thẫm, cụ ông Nguyễn Văn Định, cụ ông Nguyễn Văn Hải, cụ ông Nguyễn Văn Bảo, và cụ bà: Nguyễn thị Thêm (tức cụ Phòng), Nguyễn Thị sửu. Như vậy với tất cả các thông tin mà ta có được đến thời điểm hiện nay thì chúng ta có thể kết luận rằng “cụ ông thân sinh cụ ông Tuân”, tức vị họ Nguyễn cao nhất ở thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn như đã nói ở trên là cụ ông Thủy tổ Nguyễn Văn Kiệm. Về các thông tin của cụ ông Kiệm như năm sinh, lập nghiệp ra sao, chức tước thế nào, tài sản ruộng đất bao gồm bao nhiêu cũng như danh tính của các cụ bà là không xác định được kể cả bà chánh thất. Tuy nhiên đối với vị họ Nguyễn cao nhất ở thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn đã xác định được danh tánh, đó là những dữ liệu quý giá để chúng ta có cơ sở cho những lý giải xa hơn về nguồn gốc của dòng họ. Điều cần nói thêm rằng, trong giai đoạn hiện nay, không còn bất cứ một hồ sơ tài liệu nào còn lưu lại về đất đai, ruộng vườn, mồ mả của cụ ông Kiệm.

II. CỤ ÔNG NGUYỄN VĂN BÍNH (tức cụ đội Bánh) - CON CỦA VỊ SƠ TỔ NGUYỄN VĂN TUÂN Ở THÔN TRỰC TRÌ, XÃ QUỐC TUẤN
Trong những năm gần đây ông Nguyễn Chính đã nhiều lần về Trực trì, Quốc Tuấn, Nam Sách gặp bà con ở đây để tìm hiểu về Tổ quán và các vị Thủy tổ cùng các cụ đã khuất của dòng họ mình.
Ở thôn Trực Trì ông đã gặp một số bà con họ Trần thuộc cánh trực hệ của cụ ông Bính. Trong đó có anh Trần Văn Hưng (đời VI), con của ông Trần Văn Hiên, ông Hiên gọi cụ Bính là ông nội. Anh Hưng hiện nay là người chăm sóc các ngôi mộ Tổ tiên họ Trần - Nguyễn và nhà thờ họ tại thôn Trực trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Theo ta suy đoán ở trên thì cụ Bính được sinh ra vào khoảng năm 1893 tại quê nhà. Qua lời kể lại của mọi người trong dòng họ, cũng như lời kể của các bậc cao niên còn sống trong thôn thì cụ Bính sinh ra và lớn nên tại thôn Trực trì, xã quốc Tuấn. Trưởng thành cụ làm công chức hải quan tại Hải Phòng. Cụ Bính có 02 người vợ, cụ bà vợ đầu là cụ bà Trần Thị Hiếu hạ sinh ba người con là cụ ông Trần Văn Thẫm, cụ ông Nguyễn Văn Định, cụ bà Nguyễn Thị Thêm (tức cụ bà Phòng), cụ bà Nguyễn Thị Sửu. Cụ bà vợ thứ hai của cụ ông Bính là cụ bà Phạm thị Bẫm sinh hạ được hai người con là cụ ông Nguyễn Văn Hải (sinh năm 1922, đã mất tại Hà Nội vào hồi 0 giờ 35 phút ngày 06/12/2013 (tức ngày 04/11/ Quý tỵ Cụ hưởng thọ 92 tuổi, phần mộ hiện ở tại nghĩa trang quê nhà); Cụ ông Nguyễn Văn Bảo (sinh năm 1933 mất ngày 29/08/1994, phần mộ hiện tại ở nghĩa trang Hoa Đồng Tp.Nam Định) Cụ ông Bính thân sinh ra cụ ông Trần Văn Thẫm, cụ ông Nguyễn Văn Định, cụ ông Nguyễn Văn Hải, cụ ông Nguyễn Văn Bảo, và cụ bà: Nguyễn thị Thêm (tức cụ Phòng), cụ bà Nguyễn Thị Sửu.

III. PHÁT TÍCH CỦA DÒNG HỌ NGUYỄN
Vị thuỷ tổ đến thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương từ lúc nào? Ông bà từ đâu đến? Sinh sống bằng nghề gì? Đây là những câu hỏi lớn cần được làm rõ trong mức độ có thể để hiểu thêm về vị Thuỷ tổ và Tổ quán của dòng họ Nguyễn.
Từ những thông tin được kể lại và từ những bằng chứng là tuổi tác của những người đang sống chúng ta có thể nói như sau:
Như phần trên đã nói, cụ Thủy tổ Nguyễn Văn Kiệm được xác định là sinh năm 1853, như vậy theo những giả định trên thì vị Thủy tổ của họ Nguyễn sinh sống tại thôn Trực Trì trong khoảng thời gian của niên đại vua Tự Đức (1847-1883) triều nhà Nguyễn.
Như chúng ta đã biết, từ giữa thế kỷ 19 thực dân Pháp đã tiến hành xâm lược nước ta. Năm 1873 để duy trì đường thông thương ra biển và kiểm soát đường cái quan Hà Nội - Huế, Garnier lại cử thuyền trưởng Balny đi Hải Dương và Ninh Bình. Tổng đốc Hải Dương từ chối không chịu xuống thuyền chiến Espignole để gặp Balny. Quân Pháp đổ bộ lên bờ, quan binh trong thành kháng cự mạnh nhưng không gây được thiệt hại nào cho đối phương. Quân Pháp tiếp tục công thành, cửa thành bị vỡ, quân trong thành rút chạy, thành Hải Dương bị mất vào tay quân Pháp chỉ trong vòng hơn một tiếng đồng hồ giao tranh giữa hai bên.
Đổng suất quân vụ Lê Hữu Thương, Tổng đốc Hải Dương Đặng Xuân Bảng, Bố chánh Nguyễn Hữu Chánh bỏ thành chạy ra huyện Gia Lộc và Cẩm Giàng. Quân Pháp phá hủy, đốt hết binh trại trong thành, chiếm đoạt kho lương và tiền bạc rồi đặt chuẩn úy Tritinian và 15 lính thủy bộ ở lại giữ thành, tổ chức việc cai trị, mộ thêm lính bản xứ địa phương để phòng giữ an ninh.
Các cụ trong dòng họ chúng ta lúc bấy giờ đều bị ảnh hưởng rất lớn bởi cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
Ngày nay, con cháu không biết rõ các vị Thủy tổ ông bà quê quán ở tỉnh nào trước khi di cư đến đây. Đây cũng là vấn đề mà con cháu phải tìm tòi và chứng minh bằng lịch sử.

IV. HỌ NGUYỄN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DÒNG HỌ VÀ DỰNG XÂY QUÊ HƯƠNG

1. Sự phát triển về số lượng

Cụ ông Thuỷ tổ họ Nguyễn của chúng ta đặt chân đến thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương làm ăn và sinh sống ở đó. Con cháu và mồ mả ông bà còn lưu lại nơi đây đã chứng minh điều này. Nhưng qua đời thứ III, ba người con là Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Văn Bảo thuộc chi thứ hai và cụ bà Nguyễn Thị Thêm thuộc chi thứ nhất đã đến sinh cơ lập nghiệp tại thành phố Nam Định, sinh con cháu nối nghiệp cho đến nay là đời thứ VII.
Cụ ông Trần Văn Thẫm (đời thứ IV) thuộc chi thứ nhất họ Trần ở lại quê nhà thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách sinh sống và sinh được 04 người con, hiện nay đã phát triển đến đời thứ VII.
Cụ ông Trần Văn Thẫm (đời thứ IV), vị Tổ phụ của chi thứ nhất có 04 người con như sau:
- Thứ nhất : Trần Thị Mùi
- Thứ hai : Trần Thị Thoa
- Thứ ba : Trần Văn Hiên
- Thứ tư : Trần Thị Hoan
Cụ ông Nguyễn Văn Hải (đời thứ IV), vị Tổ phụ của chi thứ hai họ Nguyễn ở thành phố Nam Định từ năm 1958 có 09 người con như sau:
- Thứ nhất : Nguyễn Phú Đức
- Thứ hai : Nguyễn Quý Nhân (mất sớm khi chưa lập gia đình)
- Thứ ba : Nguyễn Phúc Tài
- Thứ tư : Nguyễn Thị Thuận (mất sớm khi chưa lập gia đình)
- Thứ năm : Nguyễn Liêm (Tức Nguyễn Quang Vinh)
- Thứ sáu : Nguyễn Chính
- Thứ bảy : Nguyễn Cần
- Thứ tám : Nguyễn Kiệm
- Thứ chín : Nguyễn Chí Công
Cụ ông Nguyễn Văn Bảo (đời thứ IV), vị Tổ phụ của chi thứ ba họ Nguyễn ở thành phố Nam Định từ năm 1958 có 05 người con như sau:
- Thứ nhất : Nguyễn Như Quỳnh (mất sớm khi chưa lập gia đình)
- Thứ hai : Nguyễn Trọng Nghĩa
- Thứ ba : Nguyễn Mạnh Quân
- Thứ tư : Nguyễn Thanh Bình (mất sớm khi chưa lập gia đình)
- Thứ năm : Nguyễn Thị Hòa
Đời V của họ Nguyễn sinh ra rất nhiều con cái, nuôi dưỡng lớn khôn và trưởng thành nên người để tạo nên một đời VI thật đông đúc, là bước phát triển về số lượng đáng kể đối với dòng họ Nguyễn.
Số lượng các cụ và ông bà con cháu dòng họ Nguyễn được thống kê qua các đời như sau:
Đến đời thứ IV bao gồm 15 cụ (08 cụ ông và 07 cụ bà)
Đến đời thứ V bao gồm 32 ông, bà Đến đời thứ VI bao gồm 54 người (Chưa thống kê hết)
Đến đời thứ VII hiện nay bao gồm ....... (Chưa thống kê đầy đủ được)

2. Truyền thống yêu nước của dòng họ

Đời thứ IV họ Nguyễn trưởng thành đã có người tham gia kháng chiến cùng toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược. Cụ ông Nguyễn Văn Hải tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 1947 đến năm 1953 được tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng ba. Cụ ông Nguyễn Văn Bảo tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm ..... đến năm ..... được tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng Hai
Đời thứ V, tiếp bước cha ông lại có rất nhiều người tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Ông Nguyễn Liêm đi B từ năm 1968 và đã bị bắt tù đày đến năm 1975 khi thống nhất đất nước mới được ra khỏi nhà tù.
Đời thứ VI có rất nhiều người tham gia cuộc chiến đấu chống quân xâm lược phía Bắc và phía Tây Nam Tổ quốc, bao gồm ông Nguyễn Chí công, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, ông nguyễn Mạnh Quân. Như vậy qua tất cả các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, dòng họ Nguyễn chúng ta đều góp phần về con người và của cải vật chất để bảo vệ quê hương của mình.
Đời thứ V và đời thứ VI con cháu dòng họ Nguyễn giàu lòng yêu nước, tham gia rất nhiều các phong trào để đóng góp cho các cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc và xây dưng đất nước trong thời kỳ hòa bình. Luôn đem trí tuệ và sức khỏe của mình để lao động và sáng tạo đóng góp vào sự phát triển của xã hội cũng như bản thân gia đình của mình.
Trong quá khứ và hiện nay dòng họ Nguyễn có rất nhiều người là kỹ sư, bác sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ, có một số người giữ những trọng trách trong xã hội như ông Nguyễn Liêm (đời V) từng giữ các chức vụ: Trưởng phòng Kế hoạch Nông trường duyên Hải Quận 11 Tp.HCM; ông Nguyễn Chính (đời V) từng giữ các chức vụ: Phó Giám đốc sở bưu điện tỉnh Hà Nam Ninh, Phó tổng giám đốc công ty thông tin di động VMS; Anh Nguyễn Kính Dân (đời VI): Phó tổng giám đốc công ty CP Đầu tư và XD số 4 - Thăng long; Anh Nguyễn Phúc Thịnh (đời VI): Tổng Giám đốc công ty CP XD Nam Sông Hồng.
Học vị của dòng họ đến thời điểm hiện nay cần phải kể đến những người sau:
- Ông Nguyễn Chính : Tiến sỹ kinh tế
- Ông Nguyễn Cần : Cử nhân
- Anh Nguyễn Kính Dân : Kỹ sư xây dựng
- Anh Nguyễn Thủy Trung : Cử nhân kinh tế
- Anh Nguyễn Phúc Thịnh : Kiến trúc sư
- Chị Nguyễn Thị Minh Trang : Thạc sỹ quản trị kinh doanh
- Anh Nguyễn Hoàng Sơn : Thạc sỹ quản trị kinh doanh
- Chị Nguyễn Thị Hồng Vân : Thạc sỹ quản trị kinh doanh
- Chị Nguyễn Hải yến : Cử nhân quản trị kinh doanh
Hiện nay đến đời thứ VI và thứ VII con cháu của dòng họ Nguyễn trong thời gian đi học luôn đạt thành tích cao, qua các năm tỷ lệ đạt học sinh giỏi rất cao, có thành viên nằm trong các đội tuyển thi học sinh giỏi cấp Tỉnh, Thành phố, cấp Vùng Miền và cấp toàn quốc. Nổi bật là các thành viên sau:
- Anh Nguyễn Kính Dân (đời VI) là thành viên đội tuyển học sinh giỏi toán và lý trong suốt 03 năm học cấp 3 và được tham gia thi học sinh giỏi cấp Thành phố, Khi ra trường học tại Trường Trung cấp cơ điện Hà Nam Ninh anh được Tỉnh cử đi thi Học sinh giỏi nghề toàn Quốc tổ chức tại Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp.HCM và đạt giải Khuyến Khích.
- Chị Nguyễn Thị Minh Trang đạt giải nhì môn văn lớp 7 Tỉnh Nam Định.
- Cháu Nguyễn Thị Mai Anh (đời VII) năm học 2011-2012 thi học sinh giỏi cấp Thành phố môn Văn đạt giải 3, môn Sinh đạt giải 3, thi nét vẽ xanh cấp Thành phố đạt giải khuyến khích. Năm học 2012-2013 dự thi olympic môn Sinh học của các tỉnh Miền Trung và Đông Nam bộ đạt giải Huy chương Bạc.
- Cháu Vũ Đức tùng (Đời VII) con chị Nguyễn Mai Phương đạt giải 3 cấp tỉnh cuộc thi olympic tiếng anh trên internet Đó là những thành tích đáng để các con, các cháu hiện nay và sau này phải phấn đấu, học hỏi, trau rồi kiến thức cho bản thân để cống hiến cho xã hội cũng như xây dựng phát triển dòng họ và gia đình.

3. Đặc điểm của dòng họ

1. Đặc điểm lớn nhất của dòng họ Nguyễn đó là có tinh thần yêu nước triệt để, nổi bật nhất là hậu duệ đời IV, đời V và đời VI qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và cuộc chiến đấu chống giặc biên giới phía Bắc và phía Tây Nam. Từ sau ngày đất nước hòa bình thống nhất, những thế hệ con cháu họ Nguyễn tiếp tục truyền thống cha ông, cống hiến sức mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước và vun đắp, chăm lo tốt cho cuộc sống gia đình vợ con.

2. Ngày nay, do điều kiện sinh sống, con cháu họ Nguyễn một số sinh sống ở quê nhà huyện Nam Sách, nhưng cũng có một số khá lớn ở xa quê hương. Tuy vậy, tinh thần hướng về quê hương, ý thức về dòng họ, tình cảm thân thiện giữa những người cùng huyết thống rất cao. Điều đó được nhìn thấy qua những viêc như xây dựng thành công Nhà thờ dòng họ, hoàn thành việc cải tạo nghĩa trang của dòng họ, quy hoạch những người đã khuất về với quê hương đất Tổ, cũng như việc bà con hồ hởi, đối xử thân tình khi gặp nhau, nhiệt tình hưởng ứng, tạo điều kiện giúp đỡ công việc thực hiện lập Gia phả, với mong muốn hoàn thành thật tốt bộ Gia phả và xem đó như là Bảo vật của dòng họ. Toàn bộ quá trình thực hiện việc đóng góp và xây dựng nhà thờ dòng họ cũng như nghĩa trang dòng họ được thể hiện rõ trong phần Hương Hỏa.

3. Truyền thống cần cù lao động, học tập và ý chí vươn lên trong cuộc sống, chăm lo cho gia đình và con cháu cũng là một trong những đặc điểm lớn của dòng họ Nguyễn. Như chúng ta đã biết, vị Thủy tổ của họ Nguyễn sinh sống tại thôn Trực Trì không phải là người hưởng bổng lộc Triều đình, cũng không phải là người giàu có. Nhưng các vị Tiền nhân của họ Nguyễn đã khắc phục những khó khăn của cuộc sống, lao động cần cù sáng tạo, tạo được ruộng vườn, tuy không phải là những người giàu có, địa chủ, nhưng cũng có một số đất đai làm tài sản thừa kế cho con cháu sinh sống, nuôi dạy con cái nên người. Những hậu duệ của họ Trần - Nguyễn là những người yêu nước đấu tranh cho lý tưởng cao cả của xã hội. Có một số người vươn lên nổi bật trong những trào lưu yêu nước và nắm giữ những trọng trách của xã hội, xứng đáng với truyền thống của mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi mà vị Thủy tổ đã từng sinh sống.

4. Nhìn chung họ Nguyễn cho đến ngày hôm nay là một dòng họ mang bản chất nông dân với ruộng vườn làm kế sinh nhai, nhưng đã biết phấn đấu vươn lên, học hỏi, trau dồi kiến thức và đến giờ phút này các con cháu từ đời thứ V trở đi đã trở thành các Tiến sỹ, Thạc sỹ, Kỹ sư, Kiến trúc sư, Cử nhân và các doanh nhân thành đạt trên thương trường, các con các cháu học giỏi chăm ngoan.
Dòng họ đã có được cụ ông Nguyễn Văn Hải và ông Nguyễn Chính chủ trì thành lập Hội khuyến học đã được phát triển trong nhiều năm nay, Hội đã và đang đi đúng hướng chung tay góp sức quỹ của Hội để động viên khích lệ con cháu trong dòng họ phấn đấu học tập vươn lên xứng đáng nối tiếp và gìn giữ những thành tích mà cha ông đã gầy dựng.
Cho đến ngày nay, nhiều thế hệ con cháu họ Nguyễn đã có những đóng góp nhất định cho sự nghiệp chung của dân tộc, cho quê hương Nam Sách nói riêng và đất nước nói chung. Thế hệ con cháu hiện nay vẫn tiếp tục truyền thống của cha ông góp phần dựng xây đất nước và làm giàu cho gia đình.
Việc dòng họ đề ra chủ trương dựng bộ Gia phả là một việc làm thiết thực và rất có ý nghĩa, trước hết là để thắt chặt tình cảm bà con trong dòng họ, để con cháu có điều kiện hướng về cội nguồn, tìm hiểu, chiêm nghiệm những lối sống cao đẹp, sự cống hiến cho xã hội và tinh thần lao động cần cù sáng tạo của cha ông trong quá khứ, đó cũng là phương cách giáo dục con cháu một cách hữu hiệu, giúp cho thế hệ ngày hôm nay tin tưởng, tự hào về truyền thống của tổ tiên mình để sống có ích cho gia đình và cho xã hội.
Các bậc Tiền nhân đã thật sự làm rạng danh cho dòng họ. Những cống hiến cho xã hội và nhân cách sống của các bậc Tiền nhân trong quá khứ sẽ là niềm tự hào và là sức mạnh tinh thần, luôn đồng hành cùng bước đường lập nghiệp tiến thân của hậu duệ, hy vọng sẽ giúp họ vượt qua những gian nan của cuộc sống để tiếp tục lập nên những kỳ tích, viết tiếp những trang Gia phả đầy tự hào của dòng họ trong tương lai.

5. Đóng góp và công đức xây dựng quê hương

Gia đình Cụ Nguyễn Văn Hải đã đóng góp công đức xây dựng Chùa làng và đình làng thờ quan thần linh với tổng số tiền hơn 9 triệu đồng.
Các Gia đình trong dòng họ và gia đình ông Nguyễn Chính (đời thứ 5) đã có nhiều công đóng góp xây dựng cải tạo Đình Rồng tại Trực Trì thờ Đức Thánh Cao Sơn Đại Vương và Chàng Vàng Bà Sấm, Búa Sét, xây dựng cải tạo đường xá trong thôn, đóng góp cho quỹ khuyến học của thôn Trực Trì,... Tổng giá trị đóng góp giá trị lên tới 1 tỷ 25 triệu đồng.

6. Các đúc kết từ cuộc đời của các thế thệ đi trước muốn lưu giữ và nhắn nhủ tới đời con cháu mai sau để rút kinh nhiệm vươn lên trong cuộc đời và tránh gặp sai lầm trong cuộc sống:

Ông Nguyễn Phú Đức (Đời thứ 5) đúc kết : "Trong cuộc đời tất cả mọi thành công đều có yếu tố quan trọng nhất ở việc có tận tâm, cần cù, chịu khó với công việc đó hay không".
Ông Nguyễn Chính (Đời thứ 5) đúc kết : "Sống là phải giữ được chữ Tâm trong sáng để lòng ta luôn thanh thản. Trong cuộc sống đừng bao giờ hạn chế ước mơ. Sức khỏe là số 1, công danh, địa vị, tiền tài là những con số 0 tiếp theo. Của cải rồi sẽ cạn, sắc đẹp rồi sẽ tàn, địa vị rồi sẽ hết. Chỉ có tình người là sống mãi với thời gian".
Ông Nguyễn Cần (Đời thứ 5) đúc kết : "Trong quá trình học tập cả trên trường học và ngoài thực tế, sống không chỉ vì bản thân mình mà còn vì những người khác. Thứ nhất là giúp đỡ những người thân máu thịt với mình, sau đó là đến những người đã từng kề vai sát cánh với mình trong mọi công việc. Luôn tự dặn bản thân mình phải bình tĩnh suy nghĩ trước khi nói và sống không nghĩ quá nhiều tới lợi ích bản thân mình".
Anh Nguyễn Kính Dân (Đời thứ 6) đúc kết : "Luôn tu dưỡng phấn đấu học hỏi và đúc rút kinh nhiệm về đạo đức, cách sống giao tiếp và chuyên môn nghề nghiệp của mình cũng như các công việc thường ngày. Tôn kính bề trên, hòa nhã với mọi người và nghiêm khắc với bản thân và con cái. Tư tưởng trong sạch, có lối sống luôn để cho tâm của mình thanh thản sau một ngày làm việc. Cuộc sống phải có những nguyên tắc mà mình đặt ra để thực hiện. Luôn học hỏi ở mọi người ở xung quanh mình và luôn tìm tòi học hỏi ngay chính công việc mình vẫn thường làm hàng ngày để phát triển. Sẽ để lại cho con cháu của mình những gì tốt đẹp nhất mà mình đã học hỏi được trong cuộc đời này".
Anh Nguyễn Trọng Hiếu (Đời thứ 6) đúc kết : Sống và thực hiện theo câu nói của các cụ ta ngày xưa "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"

PHẢ HỆ:

ĐỜI THỨ I VÀ CÁC CON LÀ ĐỜI THỨ II

CỤ ÔNG NGUYỄN VĂN KIỆM VÀ CỤ BÀ TỔ HỌ NGUYỄN

Mộ của cụ ông, cụ bà Thủy tổ họ Nguyễn tại thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn, Huyện Nam Sách giờ không xác định được. Cho đến nay, chưa ai biết cụ ông và cụ bà tên gì chỉ được biết cụ ông tên là cụ Kiệm, không biết cụ được sinh ra tại Trực Trì hay từ đâu đến, theo những khảo sát và phỏng đoán trong phần phả ký, chỉ biết rằng cụ ông và cụ bà sinh sống tại Thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn vào khoảng thời gian của triều đại vua Tự Đức nhà Nguyễn. Không biết rõ ông bà có bao nhiêu người con, theo những gì được biết thì cụ sinh ra 03 người con là Sơ tổ Nguyên Văn Tuân, Tổ cô Nguyễn Thị Khuê, và Tổ cô Nguyễn Thị Dung. Sơ tổ Nguyễn Văn Tuân sinh ra hậu duệ lưu truyền đến nay đó là cụ ông Bính (Tức cụ đội Bánh).
Năm sinh, năm mất của cụ ông cụ bà không ai còn nhớ, hiện nay ngày giỗ tưởng niệm cụ ông và cụ bà Tổ được tổ chức ở nhà thờ dòng họ và gia đình các ông trưởng chi, trưởng nghành vào ngày 02 tháng 04 âm lịch hằng năm.
Như vậy ông tổ họ Nguyễn đã sinh ra cụ ông Tuân và thế hệ hậu duệ đã sinh con cháu đông đúc tạo thành họ Trần ở xã Quốc Tuấn của huyện Nam Sách và họ Nguyễn hiện nay tập trung chủ yếu ở Hà nội, Nam Định và Tp.HCM.

ĐỜI THỨ II VÀ CÁC CON LÀ ĐỜI THỨ III

CỤ ÔNG NGUYỄN VĂN TUÂN VÀ CỤ BÀ ...............

Mộ của cụ ông Nguyễn Văn Tuân hiện tại đang ở nghĩa trang chi thứ nhất đời thứ 4, mộ cụ bà tại thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn, Huyện Nam Sách giờ không xác định được. Cho đến nay, chưa ai biết cụ bà tên gì chỉ được biết cụ ông tên là cụ Nguyễn Văn Tuân (Thường gọi là cụ Hẫu Tĩnh), cụ sinh ra 06 người con, 05 người con trai và 01 người con gái trong đó có cụ ông Nguyễn Văn Bính (Tức cụ đội Bánh).
1. Cụ ông Nguyễn Văn Quán
2. Cụ ông Nguyễn Văn Ngẫu
3. Cụ ông Nguyễn Văn Vinh
4. Cụ ông Nguyễn Văn Linh
5. Cụ ông Nguyễn Văn Bính (Tức cụ Đội Bánh)
6. Cụ bà Nguyễn Thị Tâm
Năm sinh, năm mất của cụ ông cụ bà không ai còn nhớ, hiện nay ngày giỗ tưởng niệm cụ ông và cụ bà Tổ được tổ chức ở nhà thờ dòng họ và gia đình các ông trưởng chi, trưởng nghành vào ngày 02 tháng 04 âm lịch hằng năm.
Như vậy cụ ông Sơ tổ Nguyễn Văn Tuân và thế hệ hậu duệ đã sinh con cháu đông đúc tạo thành họ Trần ở xã Quốc Tuấn của huyện Nam Sách và họ Nguyễn hiện nay tập trung chủ yếu ở Hà nội, Nam Định và Tp.HCM.

ĐỜI THỨ III VÀ CÁC CON LÀ ĐỜI THỨ IV

CỤ ÔNG NGUYỄN VĂN BÍNH (TỨC CỤ ĐỘI BÁNH) VÀ CỤ BÀ TRẦN THỊ HIẾU VÀ CỤ BÀ PHẠM THỊ BẪM

Mộ cụ ông Nguyễn Văn Bính hiện nay ở khu nghĩa trang dòng họ Trần - Nguyễn chi 1 đời thứ 4 thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
Mộ cụ bà Trần Thị Hiếu hiện nay ở khu nghĩa trang dòng họ Trần - Nguyễn chi 1 đời thứ 4 thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
Mộ cụ bà Phạm Thị Bẫm hiện nay ở khu nghĩa trang dòng họ Nguyễn chi 2 đời thứ 4 thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
Cho đến thời điểm tiến hành dựng bộ gia phả này (năm 2013), các con cháu dòng họ Nguyễn đã chung tay góp sức xây dựng và quy hoạch lại nghĩa trang của dòng họ trong đó có các ngôi mộ của các cụ Tổ đã được xây dựng lại.

Cụ ông và cụ bà Trần Thị Hiếu có 4 người con như sau:
- Thứ nhất : Trần Văn Thẫm
- Thứ hai : Nguyễn Văn Định (mất từ khi chưa lập gia đình)
- Thứ ba : Nguyễn Thị thêm
- Thứ tư : Nguyễn Thị Sửu

Cụ ông và cụ bà Phạm Thị Bẫm có 2 người con như sau: -
- Thứ nhất : Nguyễn Văn Hải
- Thứ hai : Nguyễn Văn Bảo

ĐỜI THỨ IV VÀ CÁC CON LÀ ĐỜI THỨ V

CÁC CON CỦA CỤ ÔNG TRẦN VĂN THẪM
CỤ BÀ MAI THỊ MAU
Các con là:
- Thứ nhất : Trần Thị Mùi
- Thứ hai : Trần Thị Hoa
- Thứ ba : Trần Văn Hiên
- Thứ tư : Trần Thị Hoan

CÁC CON CỦA CỤ BÀ NGUYỄN THỊ THÊM
CỤ ÔNG TRẦN VĂN PHÒNG
Các con là:
- Thứ nhất : Nguyễn Thị Vang
- Thứ hai : Nguyễn Văn Hiển
- Thứ ba : Nguyễn Văn Phương
- Thứ tư : Nguyễn Văn Thanh

CÁC CON CỦA CỤ ÔNG NGUYỄN VĂN HẢI
CỤ BÀ NGUYỄN THỊ HUỆ
Các con là:
- Thứ nhất : Nguyễn Phú Đức
- Thứ hai : Nguyễn Quý Nhân (mất từ khi chưa lập gia đình)
- Thứ ba : Nguyễn Phúc Tài
- Thứ tư : Nguyễn Thị Thuận
- Thứ năm : Nguyễn Liêm (tức Nguyễn Quang Vinh)
- Thứ sáu : Tiến sỹ Nguyễn Chính
- Thứ bảy : Cử nhân Nguyễn Cần
- Thứ tám : Nguyễn Kiệm
- Thứ chín : Nguyễn Chí Công

CÁC CON CỦA CỤ ÔNG NGUYỄN VĂN BẢO
CỤ BÀ NGUYỄN THỊ THUẬN
Các con là:
- Thứ nhất : Nguyễn Như Quỳnh (mất từ khi chưa lập gia đình)
- Thứ hai : Nguyễn Trọng Nghĩa
- Thứ ba : Nguyễn Mạnh Quân
- Thứ tư : Nguyễn Thanh Bình (mất từ khi chưa lập gia đình)
- Thứ năm : Nguyễn Thị Hòa

ĐỜI THỨ V VÀ CÁC CON LÀ ĐỜI THỨ VI CHI THỨ NHẤT

CÁC CON CỦA ÔNG TRẦN VĂN HIÊN
BÀ NGUYỄN THỊ BÉ
Các con là:
- Thứ nhất : Trần Văn Điện
- Thứ hai : Trần Văn Đài
- Thứ ba : Trần Thị Nhung
- Thứ tư : Trần Thị Hường
- Thứ năm : Trần Văn Hưng

CÁC CON CỦA BÀ TRẦN THỊ HOAN
ÔNG TRẦN HÁN
Các con là:
- Thứ nhất : Trần Thị Hài
- Thứ hai : Trần Thị Hoa
- Thứ ba : Trần Phục
- Thứ tư : Trần Dịch
- Thứ năm : Trần Hựu
- Thứ sáu : Trần Thị Tuất
- Thứ bảy : Trần Kính

CHI THỨ HAI

CÁC CON CỦA ÔNG NGUYỄN PHÚ ĐỨC
BÀ BÙI THỊ MINH TÂM
Các con là:
- Thứ nhất : Nguyễn Kính Dân
- Thứ hai : Nguyễn Trọng Hiếu
- Thứ ba : Nguyễn Thủy Trung
- Thứ tư : Nguyễn Tiến Dũng

CÁC CON CỦA ÔNG NGUYỄN PHÚC TÀI
VỚI BÀ CAO THỊ BÁCH THẢO
Các con là:
- Thứ nhất : Nguyễn Thị Bình
- Thứ hai : Nguyễn Mai Phương
- Thứ ba : Nguyễn Phúc Thịnh
VỚI BÀ .......
Các con là:
- Thứ nhất : Nguyễn .....
VỚI BÀ .......
Các con là:
- Thứ nhất : Nguyễn .....

CÁC CON CỦA ÔNG NGUYỄN LIÊM (Tức Nguyễn Quang Vinh)
BÀ TRẦN THỊ TUYẾT
Các con là:
- Thứ nhất : Nguyễn Trần Quang Minh

CÁC CON CỦA ÔNG NGUYỄN CHÍNH
BÀ HOÀNG THỊ LIÊN
Các con là:
- Thứ nhất : Nguyễn Thị Minh Trang
- Thứ hai : Nguyễn Hoàng Sơn

CÁC CON CỦA ÔNG NGUYỄN CẦN
BÀ TRẦN THỊ TUYẾT
Các con là:
- Thứ nhất : Nguyễn Thị Hồng Vân

CÁC CON CỦA ÔNG NGUYỄN KIỆM
BÀ NGUYỄN THỊ THANH
Các con là:
- Thứ nhất : Nguyễn Hải Yến

CÁC CON CỦA ÔNG NGUYỄN CHÍ CÔNG
BÀ NGUYỄN THỊ KIM OANH
Các con là:
- Thứ nhất : Nguyễn Hoàng Hiệp
- Thứ hai : Nguyễn Hoàng Vũ

CHI THỨ BA

CÁC CON CỦA ÔNG NGUYỄN TRỌNG NGHĨA
BÀ TRẦN THỊ THU HOA
Các con là:
- Thứ nhất : Nguyễn Ngọc Hiệp
- Thứ hai : Nguyễn Phúc Đại

CÁC CON CỦA ÔNG NGUYỄN MẠNH QUÂN
BÀ TRẦN THỊ DUYÊN
Các con là:
- Thứ nhất : Nguyễn Hoàng Anh
- Thứ hai : Nguyễn Khánh Huyền

CÁC CON CỦA BÀ NGUYỄN THỊ HÒA
ÔNG MAI QUÝ DƯƠNG
Các con là:
- Thứ nhất : Mai Thanh Lam
- Thứ hai : Mai Quý Linh

ĐỜI THỨ VI VÀ CÁC CON LÀ ĐỜI THỨ VII

CHI THỨ NHẤT

CÁC CON CỦA ANH TRẦN VĂN ĐIỆN
CHỊ NGUYỄN THỊ ĐỨC
Các con là:
- Thứ nhất : Trần Văn Duy
- Thứ hai : Trần Văn Hùng
- Thứ ba : Trần Văn Long

CÁC CON CỦA ANH TRẦN VĂN ĐÀI
CHỊ LÊ THỊ MAI
Các con là:
- Thứ nhất : Trần Thị Cẩm Ly
- Thứ hai : Trần Văn Lâm

CÁC CON CỦA CHỊ TRẦN THỊ NHUNG
ANH TRẦN THẾ TUẤN
Các con là:
- Thứ nhất : Trần Thị Tú
- Thứ hai : Trần Thế Tuân

CÁC CON CỦA CHỊ TRẦN THỊ HƯỜNG
ANH ĐỖ VĂN VI
Các con là:
- Thứ nhất : Đỗ Thị Duyên
- Thứ hai : Đỗ Thị Uyên

CÁC CON CỦA ANH TRẦN VĂN HƯNG
CHỊ LÊ THỊ LOAN
Các con là:
- Thứ nhất : Trần Thị Lan
- Thứ hai : Trần Thị Trà Giang
- Thứ ba : Trần Văn Mạnh

CHI THỨ HAI

CÁC CON CỦA ANH NGUYỄN KÍNH DÂN (người lập gia phả)
CHỊ NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
Các con là:
- Thứ nhất : Nguyễn Thục Uyên
- Thứ hai : Nguyễn Thủy Tiên
- Thứ ba : Nguyễn Bảo Châu

CÁC CON CỦA ANH NGUYỄN TRỌNG HIẾU
CHỊ ĐÀO MINH LÝ
Các con là:
- Thứ nhất : Nguyễn Thu Huyền (mất từ khi còn nhỏ)
- Thứ hai : Nguyễn Thùy Linh
- Thứ ba : Nguyễn Anh Thư

CÁC CON CỦA ANH NGUYỄN THỦY TRUNG
CHỊ NGUYỄN THỊ LIÊN
Các con là:
- Thứ nhất : Nguyễn Quang Huy
- Thứ hai : Nguyễn Bảo Ngọc

CÁC CON CỦA ANH NGUYỄN TIẾN DŨNG
CHỊ NGÔ THỊ SEN
Các con là:
- Thứ nhất : Nguyễn Thị Mai Anh
- Thứ hai : Nguyễn Hữu Thắng

CÁC CON CỦA CHỊ NGUYỄN THỊ BÌNH
ANH ......
Các con là:
- Thứ nhất :
- Thứ hai : Vũ Trung Kiên

CÁC CON CỦA CHỊ NGUYỄN MAI PHƯƠNG
ANH ......
Các con là:
- Thứ nhất : Vũ Đức Tùng
- Thứ hai : Vũ Nguyễn Phương Anh

CÁC CON CỦA ANH NGUYỄN PHÚC THỊNH
CHỊ ......
Các con là:
- Thứ nhất : Nguyễn Hương Giang
- Thứ hai : Nguyễn Khôi Nguyên

CÁC CON CỦA ANH NGUYỄN TRẦN QUANG MINH
CHỊ NGUYỄN THỊ MINH TRÂN
Các con là:
- Thứ nhất : Nguyễn Minh Hy
- Thứ hai : Nguyễn Gia Hy

CÁC CON CỦA CHỊ NGUYỄN THỊ MINH TRANG
ANH VŨ HOÀNG ĐỨC
Các con là:
- Thứ nhất : Vũ Nguyễn Bảo Ngân
- Thứ hai : Vũ Nguyễn Khánh Ngân

CÁC CON CỦA CHỊ NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN
ANH NGUYỄN TRỌNG BẢN
Các con là:
- Thứ nhất : Nguyễn Ngọc Diệp

Toàn bộ thông tin chi tiết đầy đủ của từng cá nhân trong dòng họ xin xem phần thông tin của từng người.(Phần Phả hệ này đã trích dẫn đến đời thứ VII, người nào trong dòng họ mang trọng trách viết tiếp Gia phả thì cập nhất thường xuyên )

PHỤ KHẢO MỒ MẢ VÀ VIỆC CÚNG GIỖ

Mỗi tộc họ thông thường có một khu nghĩa trang riêng để an táng những người trong dòng họ mình, hoặc an táng tập trung trong nghĩa trang làng, xã... Nhưng với họ Nguyễn chúng ta, có lẽ do điều kiện khách quan mà mồ mả của toàn dòng họ không được an táng tập trung.
Cụ ông Sơ tổ Nguyễn Văn Tuân và Cụ ông Nguyễn Văn Bính (đời III) được xem là vị họ Nguyễn cao nhất còn biết được chính xác mộ phần đã con cháu đã xây dựng cải tạo lại tại nghĩa trang của dòng họ quê nhà.
Trong nghĩa trang dòng họ tại quê nhà được chia làm hai khu:
Một khu của chi thứ nhất : Cao nhất là mộ cụ ông Tuân, mộ cụ ông Bính (tức cụ đội Bánh), cụ bà Trần Thị Hiếu,...
Một khu của chi thứ hai : Cao nhất là mộ cụ bà Phạm Thị Bẫm, cụ bà Nguyễn Thị Huệ, ông Nguyễn Liêm,...
Tại Thành phố Nam Định có hai khu nghĩa trang mà những người đã khuất nằm ở đó
Một khu tại nghĩa trang Hoa Đồng - Tp.Nam Định : mộ cụ ông Nguyễn Văn Bảo, mộ ông Nguyễn Như Quỳnh, mộ ông Nguyễn Thanh Bình.
Một khu tại nghĩa trang Hữu Bị -Tp.Nam Định : mộ cháu Nguyễn Thu Huyền
Việc hoàn thành bộ Gia phả họ Nguyễn có thể xem là thành công bước đầu của dòng họ trong việc “ôn cố, tri tân”, Nhà thờ dòng họ đã được khánh thành là một việc đánh giá rất cao về ý thức của con cháu trong dòng họ về việc hiếu nghĩa với tổ tiên và để có một nơi, mà mọi dịp cho con cháu về hội tụ hằng năm hoặc để con cháu ở xa viếng thăm nhằm nhớ lại gốc gác của mình mỗi lần về quê nhà, việc tổ chức lễ giỗ Tổ hằng năm là việc làm rất thiết thực mà dòng họ cần quan tâm hơn nữa trong tương lai.
Do việc chúng ta không thể xác định được thông tin ngày mất của các vị Thủy tổ đến Cụ Bính, hiện nay dòng họ chúng ta lấy ngày 02/04 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Tổ và các cụ. Việc giỗ tổ này sẽ được tổ chức tại nhà thờ dòng họ và tại gia đình các ông trưởng ngành, trưởng chi.
Các ngày giỗ của các cụ và những người khác được thể hiện rõ trong phần Tộc Ước.

NHỮNG CÂU CHUYỆN CHƯA BIẾT VỀ CỤ ÔNG THỦY TỔ NGUYỄN VĂN KIỆM VÀ CỤ ÔNG SƠ TỔ NGUYỄN VĂN TUÂN

Rất mong muốn mọi người nắm bắt được thông tin xin gửi lại để cập nhật cho Gia phả.

Để xem gia phả mọi người làm theo các bước sau:
1. Kết nối máy tính với internet.
2. Vào trang : www.vietnamgiapha.com
3. Giao diện ở phần chính của trang sẽ có danh sách các bộ gia phả được Upload lên trang. Tìm bộ gia phả có dòng chữ Thay đổi thông tin gia phả và có tên là gia phả là DÒNG HỌ NGUYỄN ở Trực Trì, Quốc Tuấn, Nam Sách, Hải Dương với biểu tượng nhỏ là ảnh chụp toàn cảnh Nhà thờ dòng họ. (Chú ý: trọn danh sách trên vào lần cập nhật thông tin gần nhất). Hoặc có cách khác ta vào “Kho gia phả” phía trên của trang và gõ tên tộc họ là : DÒNG HỌ NGUYỄN và chọn tỉnh Hải Dương là ta tìm được: DÒNG HỌ NGUYỄN , TRỰC TRÌ, QUỐC TUẤN, NAM SÁCH, HẢI DƯƠNG.
4. Kích chuột đúp vào dòng chữ: DÒNG HỌ NGUYỄN trang đầu tiên của Gia phả sẽ mở ra.
5. Phía trên bên phải của tờ bìa Gia phả có các thư mục của gia phả: phả ký, thủy tổ, phả hệ phả đồ, tộc ước, hương hỏa, hình ảnh. Kích chuột vào các thư mục trên để xem. Muốn xem thông tin của từng cá nhân thì vào phả hệ phả đồ và kích chuột đúp vào tên của người cần xem (Riêng thư mục hình ảnh không xem được do đang nâng cấp chương trình nên không cập nhật hình ảnh ở đây được).
6. Muốn xem phần hình ảnh thì vào phần Tộc ước hoặc phần phả ký ở góc trên bên phải của gia phả, ở cuối cùng trang này có thư mục là đường link vào file ảnh, bôi đen đường link và kích phải chuột vào đường linh và bấm đi đến http://me.zing.vn/u/nguyenkinhdan1967/?_src=leftmenu#photo, trang lưu trữ file ảnh sẽ mở ra. Và mở album ảnh theo hướng dẫn như bên dưới được ghi sau đây.
Nếu không vào được file ảnh xin làm như sau:
1. Vào trang www.me.zing.vn
2. Vào đăng nhập với tên tài khoản là: nguyenkinhdan1967, mật khẩu là: nguyenkinhdan1967.
3. Góc trên bên phải của trang có biểu tượng nhỏ là ảnh chụp toàn cảnh nhà thờ dòng họ kèm chữ cá nhân hoặc phía bên trái nhưng thấp hơn một dòng cũng có biểu tượng là ảnh chụp toàn cảnh nhà thờ dòng họ kèm chữ nguyenkinhdan1967. Kích đúp chuột vào 1 trong 2 biểu tượng này thì trang ảnh cá nhân của dòng họ sẽ bật lên.
4. Kích đúp vào chữ PHOTO hoặc ALBUM CỦA TÔI thì toàn bộ các album ảnh của dòng họ sẽ mở ra.
5. Muốn xem từng album ta kích chuột thẳng vào album đó. Trong quá trình xem ảnh cần về lại trang chính của album thì nhấp chuột vào chữ “Album của tôi” nằm phía trên bên trái.Nghiêm cấm mọi hình thức xuyên tạc Gia phả. Không được tự ý sửa chữa Gia phả khi không được quyền cho phép của dòng họ và người quản lý Gia phả.

Đường link vào file ảnh của Dòng họ

http://me.zing.vn/u/nguyenkinhdan1967/?_src=leftmenu#photo



Gia Phả DÒNG HỌ NGUYỄN
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc DÒNG HỌ NGUYỄN.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc DÒNG HỌ NGUYỄN
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.