Ông Nguyễn Đình Hội được chọn làm vị Khai tổ của Tộc họ Nguyễn Đình....
Chuyện kể rằng:
Ngày 23 tháng 3 năm Ất Dậu(1405), khi Đức Ông đang đốn củi, nấu muối ở Xứ Cồn Thông thì bỗng đâu Trời sai Hổ Tinh vồ chết rồi vùi xác tại Cánh đồng Lầm và bẻ củi rào mộ tử tế (do vậy nên đưọc đồng bào địa phương gọi là Mộ Hổ Táng)....
Vợ ông là bà Vũ thị Hạch đã cùng các con di dời xác ông về chôn tại núi Voi (Tượng sơn), nhưng Hổ Tinh không chịu lại bới xác mang về chỗ cũ vùi lại rồi vần đá đắp cao hơn và canh giữ cả tuần trăng, gầm thét thị uy khi có người mon men lại gần và hằng năm cứ đến ngày giỗ của Ngài đều cõng 1 con heo đến tế .....
Các con, các cháu đời sau đều tin rằng đó là điềm trời và quả nhiên dòng họ Nguyễn Đình đã phát triển không ngừng, thành công không nhỏ....
Thế tổ đời thứ nhất gồm có 02 người:
+ Bá tổ: Thái phó-Nghiêm Quận Công Nguyễn Biên, có vợ nhưng không rõ Ngài có truyền nhân hay không...???.
+ Tiên tổ: Hiển Uy Chính Nghị Anh Liệt TRUNG TRINH ĐẠI VƯƠNG Nguyễn Xý, con của Ngài có 16 nam và 8 nữ. Các cháu, chắt, chút, chít, chiu ...của Ngài thì nhiều vô kể. Ngài cũng có tên trong số Lịch Đại Đế Vương được tôn thờ tại Thế Miếu ở Huế thuộc cung bên trái của các đời vua....
Mùa xuân năm mậu tuất (1418), Đức ông chỉ huy đội thiết đột (tương tự bộ đội đặc biệt tinh nhuệ hay còn gọi là đặc công bây giờ) tham gia khởi nghĩa Lam sơn dưới cờ của Bình định vương Lê Lợi ...
Năm Mậu-tý (1928), Sau cuộc kháng chiến thắng lợi được phong thưởng hàm Bảo Chính Công Thần.
....
Năm kỷ-mão (1459), Lạng-sơn-vương Nghi-Dân đồng mưu với Lê đắc Ninh, Phạm Đồn, Phan Ban và Trần Lăng, nửa đêm trèo thành vào giết vua Lê Nhân-tôn và Hoàng-thái-hậu, tự xưng làm vua, rồi cho sứ sang Tàu cầu phong. Nghi Dân cướp ngôi vua được 8 tháng, nhưng vì tính hay nghe lời dua-nịnh, chém giết kẻ cựu thần, cho nên lòng người không ai phục, đến tháng sáu năm canh-thìn (1460) các quan đại-thần là Nguyễn Xý, Đinh Liệt lập mưu chém được Phạm Đồn và Phan Ban ở giữa nghị-sự-đường, rồi đóng cữa thành lại vào bắt Nghi-Dân giam lại, rước con thứ tư vua Thái-tôn là Bình-nguyên-vương Tư-Thành lên làm vua, tức là vua Thánh-tôn (1460-1497). Niên-hiệu: Quang Thuận (1460 - 1469) Hồng Đức (1470 - 1497).
(Việt nam sử lược)
Năm Quang thuận thứ nhất(1460), khi mới lên ngôi, vua Lê Thánh-Tôn có ban sắc mệnh :
" Xét Nguyễn Xý đây :
Khí độ trầm hùng,
Tính người cương đại.
Giúp Cao hoàng khi mở nước, trăm trận gian nan.
Phò Tiên khảo lúc thủ thành, hết lòng giúp rập.
Trước sau giữ trọn tiết làm tôi làm thần,
Ra vào hết chức phận tướng văn tướng võ.
Giữ mình có đạo, hồn nhiên như ngọc chẳng khoe tươi.
Nghiêm mặt ở triều, lẫm liệt như thanh gươm mới tuốt.
Các quan đều tưởng mộ phong thái,
Bốn biển đều trông thấy uy danh.
......
Công kém gì đình thần thời Hán,
Việc hơn cả bá quan nhà Đường.
......
Chống ngoại xâm, giúp hoàng đế, giốc hết lòng với nước nhà.
Bình nội loạn, chính ngôi vua, trong đời công lao hơn cả.
......".
(trích Đại Việt thông sử)
Năm Giáp Thân, Quang Thuận năm thứ 5 [1464], Đức ông Nguyễn Xý ốm. Vua Lê Thánh-tôn dụ rằng:
" Ngày xưa trẫm làm phiên vương, nhởn nhơ chốn cửa son, không có ý lên ngôi báu. Vì bọn khanh đồng lòng suy tôn, diệt bọn phản nghịch, đưa trẫm lên ngôi báu, đến nay đã 5 năm. Thú vui con hát, vũ nữ thì khanh không bằng lòng họ Thạch họ Cao nhà Tống, mà lo lắng đến héo ruột khô tim thì khanh hơn hẳn họ Phòng, họ Đỗ đời Đường. Công lao đó trẫm chưa báo đền, bệnh khanh sao đã trẫm trọng thế? Nếu khanh nghĩ đến nước, thì cơm cháo phải cố mà ăn, nếu khanh lo cho trẫm thì thuốc thang phải cố mà uống. Đối với Sư Hồi, khanh chẳng phải là thân phụ đó sao? Hãy nên dốc lòng hết lòng thành kính của mình. Người xưa cúng trời tế quỷ để trừ tai ách, khanh thử nghĩ xem!".
(Đại Việt sử kí toàn thư)
Đức ông mất ngày Giáp Thìn(30-10)năm Ất Dậu, niên hiệu Quang Thuận thứ 5 [1465], sau 47 năm chiến đấu, phụng sự cho triều Lê sơ với 4 đời vua và đặt nền móng cho thời kỳ Phục hưng... Sau khi qua đời, ngài được truy phong:
+ THƯỢNG-THƯỢNG ĐẲNG TÔN THẦN.
+ THƯỢNG ĐẲNG PHÚC THẦN.
+ Hiển Uy Chính Nghị Anh Liệt TRUNG TRINH ĐẠI VƯƠNG.
+ Đền thờ của Ngài ở Cửa Lò được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia (1990).
Thế tổ đời thứ 2 gồm có 24 người:
16 nam và 8 nữ, trong đó có 7 người giữ các chức vụ quan trọng dưới thời Hồng Đức của vua Lê Thánh tông, 8 người điều khiển 8 đạo quân trấn thủ các vùng xung yếu của nước Đại Việt ta lúc bấy giờ và 1 người hy sinh trong công cuộc bình nội loạn (1459). 8 nữ đều được gả về làm dâu con của những gia tộc lớn thời bấy giờ...
Người đầu tiên phải kể đến trong số các vị này là Đức ông Nguyễn Sư Hồi, đã sát cánh cùng cha trong công cuộc bình định nội loạn(1459). Là một người có lòng nhân ái, quảng đại (mở chợ Tân Lộc, lập làng Vạn lộc - Thượng xá cho các hàng binh người Tàu và người Chiêm sinh sống) và lập hệ thống chiến luỹ phòng thủ ven biển, nhưng tính hay đùa hay nghịch. Do làm thơ chọc ghẹo các đại thần đồng liêu bằng lối chơi chữ theo lối chiết tự, nguyên văn như sau :
Nhân hữu nhị tâm vưu khả nghi, (Niệm)
Tự lai chung cánh hiếu vi phi. (Lỗi)
Thổ biên hữu hoặc chân dung bạo,(Vực)
Thủy tại tây bàng xã tắc nguy. (Sái)
Nghĩa là:
Người có hai lòng rất đáng nghi,
Giống chữ "lai" đó thích vi phi.
Bên "thổ" có "hoặc" thực hung bạo,
"Thủy" sát bên "tây" xã tắc nguy.
nên bị vua Lê thánh tôn quở trách, nhưng vẫn được Vua gả công chúa cho và được vua ban quốc tính....
+ Là Đô Uý Phò Mã (vợ là công chúa em vua Lê Thánh-tôn).
+ Được phong Thượng đẳng phúc thần làng Vạn Lộc.
+ Đền thờ của Ngài được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia(1991).
Gia Phả; NGUYỄN ĐẠI TÔNG - CHÂU ĐẠI HOÀNG - ĐẠI CỔ VIỆT
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc NGUYỄN ĐẠI TÔNG - CHÂU ĐẠI HOÀNG - ĐẠI CỔ VIỆT.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc NGUYỄN ĐẠI TÔNG - CHÂU ĐẠI HOÀNG - ĐẠI CỔ VIỆT
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.