Ông là một nhà họa sỹ lớn của Việt Nam, nổi tiếng với tranh vẽ phố cổ, ông theo kháng chiến, vì ốm phải về Thủ đô năm 1952, ông có một thời gian dạy vẽ ở trường Đại học mỹ thuật

Bạn hữu và các đồng nghiệp họa sĩ đang xem Bùi Xuân Phái vẽ chân dung


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia viết về cụ:
Bùi Xuân Phái (1920 – 1988)
Bùi Xuân Phái là một trong những hoạ sĩ thuộc thế hệ cuối cùng của sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cùng thời với các danh họa Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên - những tên tuổi ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ông chuyên về chất liệu sơn dầu, đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội. Ngay từ lúc sinh thời, sáng tạo của ông đã được quần chúng mến mộ gọi dòng tranh này là Phố Phái.
Tranh phố của Bùi Xuân Phái vừa cổ kính lại rất hiện thực, thể hiện rõ hồn cốt của phố cổ Hà Nội những thập niên 50, 60, 70. Các mảng mầu trong tranh Phái thường có đường viền đậm nét, phố không những trở thành chính nó mà còn gần hơn với con người, từ bề mặt đến cảnh quan đều có chiều sâu bên trong. Ngắm tranh phố cổ của Phái, người xem nhận thấy họa sĩ đă gửi gắm những kỉ niệm, những hoài cảm cùng nỗi buồn man mác, tiếc nuối bâng khuân trên từng nét vẽ, như điềm báo về sự đổi thay và biến mất của từng mái nhà, từng con người mang hồn phách xưa cũ.
Ngoài phố cổ, ông còn vẽ các mảng đề tài khác, như: chèo, chân dung, nông thôn, khỏa thân, tĩnh vật... rất thành công. Nhiều tranh của Bùi Xuân Phái đã được giải thưởng trong các cuộc triển lãm toàn quốc và thủ đô. Ông vẽ trên vải, giấy, bảng gỗ, thậm chí cả trên giấy báo khi không có đủ nguyên liệu. Ông dùng nhiều phương tiện hội họa khác nhau như sơn dầu, màu nước, phấn mầu, chì than, bút chì... Các tác phẩm của ông biểu hiện sâu xa linh hồn người Việt, tính cách nhân bản và lòng yêu chuộng tự do, óc hài hước, đậm nét bi ai và khốn khổ. Ông đă góp phần rất lớn vào lĩnh vực minh họa báo chí và trình bày bìa sách, được trao tặng giải thưởng quốc tế (Lép-dích) về trình bày cuốn sách “Hề chèo” (1982).
Do tham gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, từ năm 1957 trở đi, hoạt động của ông dần bị hạn chế. Để kiếm sống, ông phải vẽ tranh minh họa và tranh vui cho các báo, lấy bút hiệu là : PiHa, ViVu, Ly. Mãi đến năm 1984 ông mới có được cuộc triển lãm cá nhân (đầu tiên và cũng là duy nhất), nhận được sự đánh giá cao từ phía công chúng, đồng nghiệp. Với 24 bức tranh được khách hàng đặt mua ngay trong ngày khai mạc, có thể coi đây là triển lãm thành công nhất so với trước đó tại Việt Nam. Đó cũng là lần đầu tiên, Đài truyền hình Trung ương dành thời lượng lớn phát sóng để giới thiệu về cuộc đời và tác phẩm của Bùi Xuân Phái trong chương trình Văn học Nghệ thuật.
Mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng với tình yêu nghệ thuật, khát khao tìm tòi và thể hiện cái đẹp dung dị đời thường bằng những nét vẽ cọ, Bùi Xuân Phái đã không ngừng vẽ, sáng tạo nghệ thuật ngay cả khi không mua được vật liệu và ông đã phải tận dụng mọi chất liệu như vỏ bao thuốc lá, giấy báo… Ông cũng là hoạ sĩ đã gạt bỏ mọi toan tính đời thường để cho ra đời các tác phẩm dung dị, đơn giản nhưng đầy tâm tư sâu lắng. Năm 1996, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Tác phẩm chính :
- Phố cổ Hà Nội - Sơn dầu 1972
- Hà Nội khán chiến - Sơn dầu 1966
- Xe bò trong phố cổ - Sơn dầu 1972
- Phố vắng - Sơn dầu 1981
- Hóa trang sân khấu chèo - Sơn dầu 1968
- Sân khấu chèo - Sơn dầu 1968
- Vợ chồng chèo - Sơn dầu 1967
- Trước giờ biểu diễn - 1984
Giải thưởng mỹ thuật :
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 1996
- Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1946
- Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1980
- Giải thưởng đồ họa Leipzig (Đức)
- Giải thưởng Mỹ thuật Thủ đô các năm 1969, 1981, 1983, 1984
Tặng thưởng : Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam 1997 BTP Nguồn : http://www.buixuanphai.com
Nhân kỷ niệm ngày sinh của danh họa Bùi Xuân Phái (1/9/1920 - 1/9/2008), Quỹ Bùi Xuân Phái đã được ra đời, Giải thưởng VHNT mang tên Bùi Xuân Phái- Vì tình yêu Hà Nội không phải là một cuộc thi, mà là một cuộc bình chọn và đề cử của Hội đồng giám khảo và cộng đồng. Tất cả các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có tác phẩm có giá trị tôn vinh Hà Nội, đáp ứng các tiêu chí của giải đều có thể được giới thiệu hoặc đề cử. Ban tổ chức cũng có hệ thống thu thập dư luận của công chúng về các tác phẩm tôn vinh Hà Nội.
 |
Họa sỹ Bùi Thanh Phương (con trai cố họa sỹ Bùi Xuân Phái) trao giải thưởng cho nhà báo, họa sỹ Nguyễn Thu Thủy - tác giả của Con đường gốm sứ ven sông Hồng. |
Việc định giải sẽ do một Hội đồng giám khảo gồm 5 thành viên là các nhà chuyên môn có uy tín trên các lĩnh vực Văn học nghệ thuật và lịch sử văn hóa; là những người đã có nhiều đóng góp cho Hà Nội, tôn vinh Hà Nội, và hiện đang rất gắn bó với đời sống văn hóa, nghệ thuật của thủ đô. Đó là nhà thơ Bằng Việt- Phó Chủ tịch UBTQ Liên hiệp các Hội Văn hoạc nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội VHNT Hà Nội; Họa sĩ Trần Khánh Chương-Phó Chủ tịch UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam; Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, Phó Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội; Kiến trúc sư Đoàn Đức Thành; Nhạc sĩ Phú Quang. |
 
Quê tại Đông Giã, Thanh Oai
Trong kháng chiến tại khu IV ở Cầu Thiều - Thanh Hóa, lúc đó là nữ sinh trường Đồng Khánh - quốc học Huế, cụ bà gặp cụ ông và kết hôn năm 1951, 1952 về Hà Nội sống tại 87 phố Thuốc Bắc
Cụ sinh ra: bà Bùi Yến Lan, ông Bùi Kỳ Anh, ông Bùi Thanh Phương, bà Bùi Ngọc Trâm, bà Bùi Tuyết Nhung
Cụ Sính làm trong ngành y tế, là người vợ hiền, tần tảo, đảm đang lo toan đời sống gia đình để cụ ông thả sức lao động sáng tạo nghệ thuật - hội họa, cụ Bùi Xuân Phái là một trong những danh họa bậc nhất của lịch sử hội họa VN thế kỷ XX
Cụ Sính tham gia việc họ rất đầy đủ, chu đáo. Ở tuổi ngoại bát tuần, cụ rất tinh tường, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, sáng sáng đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm dưỡng sinh, cảm nhận hạnh phúc, hài lòng với cuộc sống.
|