Cụ học chữ Nho, đã dự thi hương trường Nam Định, được vào trường, khi thi chữ Nho bỏ, cụ đi dậy học ở Yên Bái, cụ là người có chí, trong khi đi dậy học cụ học thêm chữ Tây, rồi trở thành giám thị trường Bưởi. Năm 46 tuổi cụ về đi buôn gỗ, rồi sau thua lỗ, có 2 nhà phải bán đi.
Cụ theo học nho, nên lấyhiếu làm đầu, những tháng hè, những ngày tết, cụ và con trai về quê ở với cụ thân sinh. Cụ ông thích áo dạ mông tự, thích áo cat sơ mia, thichích áo sa tanh, thích khăn nhiễu tam giang, mới ngỏ ý khen, cụ Giáo Tiễu liền cho mua mua và cho may biếu bố, mỗi chiếc áo giá trị trên dưới tháng lương không phải là ít, như áo dạ tới 30 đồng năm 1920.
Cụ bà thân sinh, có lần thiếu tiền làm ruộng, chỉ cần 18 đồng, cụ đưa cả 20 đồng (thời kỳ ấy giá 3 đồng có thể mua được con lợn mấy chục cân). Em ruột cụ đi học, có năm học, cụ phải cho cả tiền ăn học, mỗi tháng khoảng 8 đồng, có lần em họ cần 6 tháng lương ăn học, mỗi tháng 6 đồng, xin cụ, cụ vui lòng giúp. Cụ may quần Chúc bâu, áo the, áo kép, áo vệ sinh, giầy mũ cho em khác mẹ. Mời bố mẹ và các em đi xem ca hát, đi ăn hiệu là thường.
Cụ bà chính thất họ Trần tên Mão, người quê Từ ô sinh năm Tên mão, cụ ba thật là khôn khéo, âu yếm, quý mến gia đình nhà chồng, nhất là các em chồng còn ít tuổi, tiếc thay cụ chỉ chun sống với cụ ông được 8 ăm thì mất, khi mất mới 25 tuổi, để lại cho cụ ông 1 người con trai là Bùi Xuân Điển
Ngày 8/1/2002 cụ Nguyễn Xuân Mùi (con cụ Bùi Thị Dung, tức Nam Ký ở 65 Cầu Gỗ) cùng cụ Bùi Xuân Chương (con ông Bùi Xuân Thuần) được họ ngoại cụ Tiễu - ông Ngô Minh Tèo xóm 5 thôn Văn Hội, xã Văn Bình (Thường Tín) đưa ra thăm mộ cụ Tiễu bà (họ Trần), cụ giáo ông và cụ Bùi Thị Túc. cụ Chương và cụ Mùi đóng góp 1.000.000 đồng xây mộ cụ Tiễu và cụ Túc (thời giá 2002 tương đương 2 chỉ vàng), mộ xây xong ngày 14/1/2002 (2/12 Tân Tỵ) |
Cụ người làng Văn Hội, lấy cụ Tiễu năm 1920, cụ là người chí thú căn cơ lắm. Cụ biết làm Vàng, buôn bán nhỏ, cụ mở cửa hàng bán giấy ngũ sắc ở Hàng Gai, cụ sinh ưuơcj vài lần, sau còn được một bà
Cụ Tuất năm 1977 đã 80 tuổi, cụ còn khỏe, đời sống không thiếu |